"Xin bác sĩ cho biết công dụng của sữa ong chúa, cách dùng và cách bảo quản? Nghe nói sữa ong chúa còn giúp tăng cường khả năng sinh dục và sinh sản, có đúng không?".
Trả lời:
Tuyến họng của ong thợ có thể tiết ra một loại dịch thể đặc gọi là sữa ong. Đây chính là thức ăn của ong chúa nên còn gọi là sữa ong chúa, y học cổ truyền gọi là phong nhũ tinh. Sữa ong chúa có màu trắng sữa, hơi vàng, nửa trong suốt, vị hơi chua, rất giàu chất dinh dưỡng. Nó là một trong những loại thực phẩm rất tốt và có khá nhiều tác dụng dược lý như: thúc đẩy quá trình sinh trưởng, phát dục của cơ thể, chống lão hóa, nâng cao năng lực tư duy và khả năng của trí nhớ, chống ung thư và phóng xạ, kháng khuẩn và chống viêm; tăng cường sức co bóp cơ tim, hạ huyết áp và phòng chống tích cực tình trạng vữa xơ động mạch. Nó cũng cải thiện công năng tạo huyết của tủy xương, làm tăng số lượng và chất lượng các tế bào máu, thúc đẩy sự hồi phục và tái sinh của tế bào các tổ chức như thận, gan, thần kinh, cải thiện công năng của các tuyến nội tiết, tăng cường khả năng sinh dục và sinh sản, nâng cao sức đề kháng. Với liều cao, sữa ong chúa có tác dụng an thần, phòng chống tình trạng mất ngủ...
Tùy theo mục đích sử dụng, tính chất bệnh lý và đặc điểm cơ thể mà người ta lựa chọn cách dùng và liều dùng khác nhau. Thông thường có 4 cách dùng: uống, nhỏ giọt dưới lưỡi, tiêm dưới da hoặc tiêm bắp và bôi xoa bên ngoài. Trong đó, phương pháp uống là phổ biến nhất. Sữa ong chúa không uống riêng, khi dùng thường được pha theo hai cách: sữa ong chúa + mật ong hoặc sữa ong chúa + mật ong + rượu trắng, trong đó lượng sữa ong chúa chỉ chiếm khoảng 1%. Liều thường dùng là: dưới 4 tuổi mỗi ngày uống 5 mg; 5-10 tuổi mỗi ngày uống 10 mg, trên 10 tuổi ngày uống 20 mg, chia 2 lần sáng và chiều. Người lớn mỗi ngày có thể uống 100-400 mg, chia 2 lần. Lúc đầu mỗi ngày uống 100 mg, sau 7 ngày thì tăng dần liều lượng.
Sữa ong chúa thường sau khi uống được 3-4 tuần là bắt đầu có hiệu quả, bởi vậy phải uống liên tục với liệu trình ít nhất là 20 ngày, có thể uống kéo dài liên tục trong 6-10 tuần. Vì sữa ong chúa có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát dục của cơ thể, nên trẻ em và thanh thiếu niên có sự phát triển bình thường không nên dùng.
Thành phần của sữa ong chúa rất phức tạp, những chất có hoạt tính sinh học rất dễ mẫn cảm với các yếu tố vật lý, bởi vậy cách bảo quản có ý nghĩa hết sức quan trọng. Thông thường, người ta phải đựng sữa ong chúa trong các bình thủy tinh sẫm màu và đặt vào tủ lạnh để bảo quản trong vài năm. Nếu không có tủ lạnh thì nên trộn sữa ong chúa với mật ong để bảo quản với tỷ lệ 5 phần sữa ong chúa và 95 phần mật ong.
ThS Hoàng Khánh Toàn, Sức Khỏe & Đời Sống
▪ Sẽ có Diễn đàn nhà báo viết về HIV/AIDS (07/07/2004)
▪ Cần 20 tỷ USD để điều trị bệnh AIDS vào năm 2007 (07/07/2004)
▪ Gần 23 triệu USD cho phòng, chống sốt rét (09/07/2004)
▪ Biến tế bào gốc thành máy điều hoà nhịp tim sinh học (08/01/2005)
▪ Những kiểu làm đẹp quái chiêu (07/01/2005)
▪ Phẫu thuật xoang bằng nội soi (08/01/2005)
▪ Dịch cúm gia cầm tái phát tại 8 địa phương (08/01/2005)
▪ TP.HCM: cấm bán gia cầm sống nhưng cần mua bao nhiêu cũng có (08/01/2005)
▪ Kháng sinh có thể bảo vệ thần kinh ngòai việc tiêu diệt vi khuẩn (07/01/2005)
▪ Thẻ đo stress đã xuất hiện ở Việt Nam (07/01/2005)