* Thưa bác sĩ, việc phát hiện và điều trị cho trẻ bị thừa cân hiện nay như thế nào?
- Trẻ thừa cân dưới 2 tuổi không cần điều trị. Những trẻ sau 2 tuổi có diễn biến tăng cân nhanh từ 400 gr/tháng trở lên (trẻ bình thường tăng từ 200-300 gr/tháng) và đều đặn trong nhiều tháng liền thì phụ huynh nên đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe. Điều lưu ý là phụ huynh phải xem xét cân nặng của trẻ phải dựa trên chiều cao chứ không dựa theo tuổi. Tốt hơn hết khi thấy trẻ béo quá thì gia đình nên đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe, chứ đừng tự tìm cách điều trị cho trẻ.
* Nguyên nhân nào dẫn đến trẻ bị thừa cân?
Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi tại TP Hồ Chí Minh từ năm 1999 đến nay: Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng: 11,3% (tỷ lệ toàn quốc là 28,4%). Tỷ lệ trẻ thừa cân tăng nhanh từ 2,2% năm 1999 tăng lên 5,8% năm 2003. Trẻ thừa cân ngoài cộng đồng: 2,1% Trẻ thừa cân trong trường mầm non: 10,7%.
|
- Khảo sát của chúng tôi cho thấy tỷ lệ trẻ thừa cân khu vực nội thành cao hơn ngoại thành, trẻ ở trường mầm non cao hơn trẻ cộng đồng. Điều này cho thấy việc thừa cân có liên quan đến mức sống ở những gia đình có thu nhập cao đã chăm chút dinh dưỡng cho con quá nhiều. Ngoài ra, bố mẹ thừa cân thì con cũng thừa cân - ở đây ngoài di truyền còn thể hiện lối sống giống nhau bởi cha mẹ ăn như thế nào thì con ăn như thế ấy. Mặt khác, có tâm lý phụ huynh thích trẻ thừa cân nên ít hợp tác trong việc giảm cân cho con.
* Vì sao trẻ thừa cân dễ có bệnh tiềm ẩn mãn tính? Đó là những bệnh gì?
- Việc thừa cân và béo phì xuất hiện sớm ở trẻ em sẽ có khuynh hướng dẫn đến rối loạn chuyển hóa mỡ, bệnh tiểu đường và cao huyết áp xơ vữa động mạch, đột quỵ, bệnh về xương khớp khi trưởng thành. Do đó, dự phòng và điều trị thừa cân ở trẻ em là hết sức quan trọng nhằm hạn chế tốc độ gia tăng các bệnh mãn tính không lây nói trên ở người lớn trong tương lai. Đó là chưa nói đến việc trẻ thừa cân thường bị tổn thương tâm lý do bị bạn bè trêu chọc, ít được bạn chơi cùng, dẫn đến mặc cảm, thiếu tự tin trong cuộc sống.
* Khi trẻ bị thừa cân có phải thực hiện chế độ ăn kiêng? Có cần phải giảm khẩu phần sữa thịt?
- Nên giảm thức ăn nhiều tinh bột, đường và thức ăn chế biến sẵn như nước ngọt, bánh kẹo... Không bỏ sữa mà nên cho trẻ uống sữa không béo và ăn thịt nạc, vì trẻ em luôn cần đạm để tăng trưởng. Thay thế các thức ăn vặt bằng ăn trái cây (tránh loại trái ngọt như xoài, mít, sầu riêng...). Có thể trước bữa ăn nên cho trẻ ăn chén canh rau để trẻ có cảm giác no, làm giảm sự háu ăn của trẻ, cho trẻ ăn cơm bằng chén nhỏ để gây cảm giác được ăn nhiều, không cho trẻ ăn đêm, nếu trẻ đói thì cho uống một ly sữa không béo là đủ. Ngoài ra, cha mẹ nên tổ chức cho con chơi những trò chơi vận động thường xuyên. Khảo sát của chúng tôi cho thấy chưa đến 60% phụ huynh quan tâm đến việc cho trẻ vận động.
* Thưa bác sĩ, cha mẹ nên cho trẻ chơi những trò chơi vận động nào ?
- Vận động sẽ giúp trẻ tiêu hao bớt năng lượng. Thường trẻ không thích chơi một mình nên cha mẹ nên thu xếp thời gian để cùng chơi với con những trò chơi tập thể như đá banh, bóng rổ, bóng bàn, đi bộ, tạo điều kiện cho con chạy nhảy...
|