TS.BS Lê Trường Giang |
- Việc kiểm soát hoạt động buôn bán, giết mổ gia cầm tại TP.HCM hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn. Do đó nguy cơ virus H5N1 xâm nhập từ các địa phương có gia cầm bệnh vào TP rất lớn, tạo nên nguy cơ lây nhiễm cho đàn gia cầm của TP và nguy cơ lây nhiễm cho người.
* Vậy phải làm gì để bảo vệ bản thân và gia đình chống lại nguy cơ bị lây nhiễm cúm gia cầm, thưa TS?
- Trong trường hợp phải tiếp xúc với gia cầm (chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ...), người tiếp xúc phải trang bị đủ các phương tiện bảo hộ như quần áo, khẩu trang, găng tay, ủng, mắt kính..., thực hiện đầy đủ các yêu cầu vệ sinh cá nhân sau khi tiếp xúc với gia cầm như tắm rửa, thay quần áo. Tuyệt đối không ăn thịt gia cầm bị bệnh, chết do bệnh hoặc không rõ nguyên nhân.
Chỉ nên ăn thịt gia cầm và các sản phẩm gia cầm khi biết rõ nguồn gốc, đảm bảo an toàn và phải chế biến thật chín trước khi dùng. Tuyệt đối không ăn tiết canh vịt, trứng gà sống... Người dân cũng cần lưu ý không có cơ sở khoa học và cũng không có gì đảm bảo là rượu bia được dùng kèm trong lúc ăn có khả năng bảo vệ, chống lại lây nhiễm cúm gia cầm.
* Nếu lỡ ăn thịt gia cầm bệnh, làm sao biết dấu hiệu sớm của bệnh là gì? Xử trí thế nào?
- Việc phát hiện bệnh sớm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chữa trị hiệu quả cho bệnh nhân, vì thuốc chỉ có hiệu quả điều trị tốt khi được dùng trong vòng 48 giờ từ khi khởi bệnh. Việc chẩn đoán ban đầu dựa theo hai dấu hiệu: dấu hiệu dịch tễ như có tiếp xúc gia cầm, có sử dụng gia cầm hoặc sản phẩm gia cầm, nhất là gia cầm bị bệnh, bị chết; và dấu hiệu lâm sàng như sốt cao trên 380C, kèm theo các dấu hiệu viêm hô hấp như ho, khó thở...
Khi người bệnh có đủ loại dấu hiệu trên, phải đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và hướng dẫn chữa trị kịp thời.
* Xin cảm ơn tiến sĩ.
LÊ THANH HÀ thực hiện
▪ Sẽ có Diễn đàn nhà báo viết về HIV/AIDS (07/07/2004)
▪ Cần 20 tỷ USD để điều trị bệnh AIDS vào năm 2007 (07/07/2004)
▪ Gần 23 triệu USD cho phòng, chống sốt rét (09/07/2004)
▪ Ăn gan nhiều có hại cho cơ thể (13/01/2005)
▪ Cái thai song sinh trong bụng bà cụ 75 tuổi (13/01/2005)
▪ "Mở miệng" sau 24 năm (13/01/2005)
▪ Bệnh nhân tiểu đường dễ bị ung thư (13/01/2005)
▪ Phòng chống sốt xuất huyết (13/01/2005)
▪ Thêm 2 trường hợp nghi nhiễm vi-rút H5N1 (13/01/2005)
▪ Sán lá gan nhỏ - bệnh của những người thích gỏi cá (13/01/2005)