Các nhà văn Trung Quốc "hạ phóng" Phạm Tú Châu Để tránh lối mòn trong sáng tác do căn bệnh "cưỡi ngựa xem hoa" tạo ra, Hội Nhà văn Trung Quốc đã có sáng kiến "hạ phóng" các nhà văn xuống địa phương và "trao chức" cho họ. Một trong những nhà văn được "trao chức" và đã gặt hái thành công là nữ văn sĩ Diệp Quảng Cầm hiện là Phó Bí thư Huyện uỷ huyện Chu Chí, tỉnh Thiểm Tây. Những kinh nghiệm thực tế tại địa phương đã giúp bà sáng tác ra những tác phẩm thấm đẫm hơi thở cuộc sống.
Trong số các nhà văn đã được trao chức và gặt hái thành công là nữ văn sĩ Diệp Quảng Cầm, 50 tuổi. Bà sinh tại Bắc Kinh, dòng dõi hoàng tộc nhà Thanh, là hội viên Hội Nhà văn TQ, hiện sống và làm việc tại Tây An thuộc tỉnh Thiểm Tây. Sau khi viết một loạt tác phẩm về cuộc đời, tâm tư của những người trong hoàng tộc và nhiều đề tài khác, bà đã được trao danh hiệu nữ Nhà văn Ưu tú thành phố Tây An, danh hiệu Nhà văn Tài đức vẹn toàn do Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Thiểm Tây trao, và được bầu làm Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Tây An. Năm 2001, truyện vừa Mộng đã khi nào đến Tạ Kiều của bà được trao giải văn học Lỗ Tấn. Một vài truyện của bà đã được dịch ở nước ta. Tháng 7.2000, bà được trao chức Phó Bí thư Huyện uỷ Huyện Chu Chí, tỉnh Thiểm Tây, nhưng trong thực tế bà dành nhiều thời gian về ở thôn Lão Huyện Thành - thôn hẻo lánh nhất trên bản đồ Tây An, khi đó chưa có điện và điện thoại. Ơ đây, bà được dự mọi cuộc họp của bí thư, hàng ngày tiếp xúc với các quan chức lớn nhỏ, cùng họ lên núi xuống làng kiểm tra công tác và trò chuyện với những người dân chất phác. Sau 5 năm, cán bộ và dân chúng ở đây đã quen thân và chấp nhận người nữ Phó Bí thư Huyện uỷ gốc thành phố, lương cao hơn cả Bí thư Tỉnh uỷ nhưng chẳng có mấy kinh nghiệm về nông thôn. Một lần, Bí thư Huyện uỷ cử bà dẫn đầu một tổ công tác đi giải quyết việc giải toả nhà dân để mở đường. Ơ đây, dân có nhà bị giải toả thường ôm chân, rập đầu lạy cán bộ hoặc nằm lăn ra đường, cầm cuốc liều mình chống đối, một nữ văn sĩ thì biết làm thế nào giải quyết được. Diệp Quảng Cầm lo lắng suốt đêm không ngủ, nhưng may sao, đó chỉ là lời nói đùa. Bà cho biết, những tác phẩm viết về cán bộ thôn, xã, huyện thường mang lại cho bạn đọc ấn tượng về những người tham ô, hủ hoá và độc ác, nhưng tại nơi bà về căm chốt, hầu hết cán bộ đều cẩn thận, hết lòng vì dân và có cuộc sống thanh bần. Những câu chuyện đầy ắp hơi thở cuộc sống về họ được bà phản ánh trong các truyện vừa như Sơn quỷ mộc khách, Hắc Ngư thiên tuế, Lão hổ đại phúc, Hầu tử thôn trưởng..., nhiều truyện trong đó đã được chọn đăng trên các tạp chí văn chương nổi tiếng của TQ. Đến năm 2005, sau khi hết nhiệm kỳ Phó Bí thư Huyện uỷ, Ban Tổ chức Thành uỷ Tây An lại đề nghị Diệp Quảng Cầm làm thêm khoá nữa. Bà vui vẻ nói: "5 năm sau tôi đến tuổi về hưu, chắc càng không thể rời nơi đây. Tôi đã có rất nhiều bạn bè ở vùng núi này, họ giống như người thân của tôi vậy, thật khó chia tay. Hơn nữa từ ngày về đây, tôi đã biết cách dùng ánh mắt thiên nhiên để lý giải xã hội và phân tích sự sinh tồn. Đó là điều trước đây tôi chưa hề biết". |
▪ Thổ Nhĩ Kỳ: Nạn nhân thứ ba chết vì cúm gia cầm (07/01/2006)
▪ Ngày đẫm máu ở Iraq (07/01/2006)
▪ Tỷ phú thời trang Mỹ (07/01/2006)
▪ Một số dự báo thế giới năm 2006 (04/01/2006)
▪ Nga tăng lượng khí đốt cung ứng cho Châu Âu (04/01/2006)
▪ Iran đang bí mật theo đuổi vũ khí hạt nhân (05/01/2006)
▪ Malaysia: Tổng biên tập bị cách chức vì đưa tin sai (06/01/2006)
▪ Các nghị sĩ Mỹ đối đầu với bê bối (06/01/2006)
▪ Trung Đông trước viễn cảnh không có Sharon (06/01/2006)
▪ HÌNH ẢNH & SỰ KIỆN (04/01/2006)