![]() |
Các trẻ em là nạn nhân của bão Nargis trong một trại tị nạn ở phía nam Rangoon. Ảnh: AP. |
Đại diện Liên Hợp Quốc vô cùng thất vọng với tiến độ chậm chạm trong việc tiếp cận những nạn nhân của bão lốc ở Myanmar để phân phát đồ cứu trợ.
Người phụ trách các công việc nhân đạo của LHQ, ông John Holmes hôm qua bình luận rằng phản ứng của Myanmar "không được như mức cần thiết". Ngoài 23.000 người được thống kê là đã chết, giờ đây còn có 1,5 triệu người bị ảnh hưởng bởi hậu quả của bão và cần được trợ giúp ngay lập tức.
Ông Holmes cho biết tiến trình cứu trợ đã nhanh và dễ dàng hơn một chút, nhưng ông đã mất hết kiên nhẫn, và tình hình "ngày càng tồi tệ", Holmes nói.
Do có tới 1,5 triệu người bị ảnh hưởng nghiêm trọng, "hiện tồn tại nguy cơ là thảm họa sẽ tồi tệ hơn nữa nếu chúng ta không nhanh chóng đưa được hàng và sự trợ giúp đến những nơi đang rất cần thiết".
"Tiến độ hiện nay gây phẫn nộ", ông nói.
Trước đó, Mỹ đã từ chối ý tưởng thả đồ cứu trợ từ trên không xuống Myanmar, sau khi nước này không cho phép đưa máy bay vào không phận. Nhiều chuyến hàng viện trợ đã tới Myanmar, nhưng còn nhiều tấn hàng và các nhân viên thiện nguyện khác không tiếp cận được.
Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon lưu ý đến việc Myanmar tiếp tục kế hoạch trưng cầu dân ý về hiến pháp vào ngày mai, trong khi đáng lẽ "điều quan trọng nhất là cần huy động tất cả các nguồn lực hiện có để đối phó với tình hình khẩn cấp" do bão gây ra.
Chính phủ Myanmar công bố có gần 23.000 người thiệt mạng do bão Nargis, nhưng một số nguồn tin khác cho rằng con số có thể lên đến 100.000.
Bốn chuyến máy bay chở hàng của Chương trình Lương thực Thế giới đã đến Rangoon hôm thứ năm, cùng một chuyến của Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế. Nhưng ít nhất 40 nhân viên LHQ vẫn phải ở Bangkok chờ visa vào Myanmar. Ông Holmes cho biết 4 chuyên gia đánh giá tình hình của LHQ đã không được phép vào Myanmar dù họ có đủ giấy tờ. Tổng thư ký LHQ đang thúc giục lãnh đạo nước này dỡ bỏ các rào cản đối với công việc cứu trợ.
Một số quan chức nhân đạo Mỹ đề xuất ý kiến cho máy bay thả hàng viện trợ trên bầu trời khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, cho dù không có sự cho phép của chính phủ sở tại. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Mỹ bác bỏ khả năng này bởi điều đó vi phạm chủ quyền của Myanmar.
Pháp cho rằng việc thả hàng cứu trợ có thể thực hiện được theo lệnh của LHQ, và đề nghị đưa vấn đề ra Hội đồng Bảo an. Tuy thế, Trung Quốc và Indonesia phản đối, cho rằng không nên chính trị hóa các vấn đề nhân đạo.
Mai Trang
▪ Giáo hoàng sẽ gửi tin nhắn cho thanh niên (09/05/2008)
▪ Putin thành thủ tướng Nga (09/05/2008)
▪ Mỹ: Bắt giữ băng nhóm sinh viên buôn bán ma túy (08/05/2008)
▪ Quà sinh nhật không mong đợi của Tony Blair (07/05/2008)
▪ Vladimir Putin: Người làm công xuất sắc của nước Nga (07/05/2008)
▪ Sao hội tụ trong đêm nhạc sinh nhật "người tù thế kỷ" Mandela (07/05/2008)
▪ Những tiết lộ thú vị về đám cưới của con gái Tổng thống Bush (07/05/2008)
▪ Gruzia cho biết đang “rất gần kề” chiến tranh với Nga (07/05/2008)
▪ Saddam Hussein sợ nhiễm AIDS trong tù (06/05/2008)
▪ Putin - Medvedev: Ai thực sự nắm quyền? (06/05/2008)