Tổng thống Mỹ Bush và người đồng cấp Pakistan Asif Ali Zardari hôm 23/9 đã tái khẳng định khối liên minh giữa 2 quốc gia. Tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đó, Pakistan và Mỹ đang chiến đấu với 2 cuộc chiến khác nhau dưới cùng một khẩu hiệu: cuộc chiến chống khủng bố. Thời gian gần đây, Mỹ đã tiến hành các cuộc tấn công sử dụng tên lửa nhằm vào các mục tiêu tại Pakistan. Lý do là, Washington cho rằng quân đội Pakistan thiếu cả ý chí và khả năng để vô hiệu các thành phần khủng bố tại nước này. Nhưng người Pakistan phủ nhận và nói rằng quân đội của họ hiện đang tham gia vào 2 cuộc tấn công lớn tới mức 300.000 quân đã được đưa tới các khu vực gần biên giới Afghanistan. Sự đánh giá khác nhau về nỗ lực của Pakistan đã phản ánh mục tiêu khác nhau của 2 nước trong việc chiến đấu với chủ nghĩa khủng bố. Pakistan muốn hoà bình bên trong biên giới nước này. Mỹ dành ưu tiên cho hoà bình tại Afghanistan, nơi an ninh đã suy giảm đáng kể trong năm nay. Hai mục tiêu không phải lúc nào cũng hoà hợp và sự bất đồng này là một phần nguyên nhân quan trọng dẫn tới những căng thẳng ngày càng gia tăng giữa 2 đồng minh. Mỹ muốn Pakistan tập trung vào những kẻ khủng bố mà từ lâu nước này đã dung thứ. Kể từ những năm 1980, Pakistan đã phải tính cách kiềm chế các mạng lưới khủng bố vững chắc, nhưng không triệt tiêu chúng. Thông thường, những tổ chức khủng bố này không mâu thuẫn với Pakistan nhưng lại sử dụng nước này là căn cứ để tấn công Afghanistan.
Thông lệ này vẫn tiếp diễn dưới thời của cựu Tổng thống và Tổng tư lệnh quân đội Pervez Musharraf, với những chiến dịch quân sự ngắn để kiềm chế những kẻ nổi dậy, sau đó là các lệnh ngừng bắn cho phép các nhóm phiến quân tái xây dựng lực lượng. Nhưng lúc đó, ông Mussharaf cơ bản là không gặp bất kỳ thách thức nào vì Mỹ đang tập trung vào Iraq và Afghanistan đang tương đối yên bình. Thời của tân Tổng thống Asif Ali Zardari, Mỹ có vẻ như có một đối tác quyết tâm hơn. Hôm 20/9, ônh Zardari nói trước quốc hội: “Pakistan không cho phép việc đất của nước này bị sử dụng cho các cuộc tấn công khủng bố vào các nước khác”. Mặc dù vậy, quyền hạn của ông Zardari đối với quân đội là điều đáng ngờ. Quân đội luôn là cơ quan mạnh nhất của Pakistan và chấp nhận sự giám sát dân sự là điều bất đắc dĩ. Điều này có nghĩa quân đội có thể tạo ra chương trình nghị sự của riêng mình, không phụ thuộc vào mong muốn của ông Zardari. Không một cuộc tấn công nào hiện thời của quân đội - tại khu vực bộ lạc Bajaur hay Thung lũng Swat - là do các nhà lãnh đạo dân sự khởi xướng. Trong khi đó, một cuộc tranh luận lớn hơn trong nội bộ quân đội đã diễn ra nhằm tìm cách bình định các vùng đệm bán tự trị (FATA). Những khu vực bộ lạc này gần nhưng không có luật pháp và được ví như khu “miền Tây hoang dại”. Đó cũng là nơi mà Washington tin là nơi ẩn náu của trùm khủng bố Osama bin Laden và “phó tướng” Ayman al-Zawahri. Phía Mỹ cho rằng FATA là căn nguyên gây ra sự mất ổn định tại Afghanistan và nhiều nơi khác. Nhận thấy Pakistan thiếu quyết tâm và khả năng chống lại các phần tử khủng bố ẩn náu tại FATA, Mỹ đã có những hành động quyết liệt bằng việc liên tiếp tiến hành các cuộc tấn công kể từ ngày 13/8 tới nay tại khu vực Nam và Bắc Waziristan giáp biên giới Afghanistan. Pakistan tỏ phẫn nộ trước các cuộc tấn công của Mỹ trên đất của mình.
Ngày 23/9, quân đội Pakistan cho biết đã tìm thấy một máy bay do thám bị đâm tại vùng Nam Waziristan, nơi Mỹ đã tiến hành các cuộc không kích ngang qua biên giới gây nhiều tranh cãi hồi đầu tháng này. Quân đội Pakistan phủ nhận đã bắn hạ máy bay và cho rằng trục trặc về kỹ thuật có thể nguyên nhân khiến nó bị đâm, nhưng một số nguồn tin khác cho biết máy bay - được cho là của Mỹ - đã bị phía Pakistan bắn hạ. Pakistan không thể chia sẻ khát vọng của Mỹ về những thắng lợi mau chóng. Để đánh bại khủng bố, Pakistan trước tiên phải giành sự ủng hộ của người dân nước này, thay vì đưa ra những quyết định đơn phương trong lĩnh vực quân sự dưới sức ép của Mỹ. Theo VTH |
▪ Kẻ đồng tính giết người hàng loạt tại Mỹ (25/09/2008)
▪ Al-Qaeda là thủ phạm tấn công khách sạn Marriott (25/09/2008)
▪ Khai mạc kỳ họp lần thứ 63 Ðại hội đồng LHQ (25/09/2008)
▪ Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: Không còn quân cho chiến trường Afghanistan (25/09/2008)
▪ Nhật Bản củng cố hệ thống phòng thủ tên lửa (25/09/2008)
▪ Pháp tăng cường quân tới Afghanistan (25/09/2008)
▪ Bùng nổ nghề gái gọi cao cấp ở Ấn Độ (24/09/2008)
▪ Ai Cập: Bọn bắt cóc đòi 8,8 triệu USD tiền chuộc (24/09/2008)
▪ Pakistan bắn rơi máy bay quân sự Mỹ (24/09/2008)
▪ Sát thủ trường học Phần Lan đã "lên lịch" từ 2002 (24/09/2008)