Serbia trên "sợi chỉ mảnh" mang tên Mladic Goran Vasiljevic (từ Belgrade) viết riêng cho Lao Động Các tối hậu thư luôn là "ưu tiên" mà các tổ chức quốc tế, trong đó có Toà án tội phạm quốc tế The Hague, dành cho chính quyền Serbia. Và không có gì lạ khi trong chuyến thăm tới Belgrade vào ngày cuối cùng của tháng 9, Công tố viên trưởng The Hague là Carla Del Ponte đã không quên mang theo một trát đòi mới: Serbia phải giao nộp cựu chỉ huy quân đội Serbia Bosnia - tướng Ratko Mladic vào tháng 12 tới.
Nhận định tích cực trên của bà Del Ponte được đưa ra sau khi các đại sứ Liên minh Châu Âu (EU) tại Brussels khẳng định EU sẽ xúc tiến khởi động vòng đàm phán tư cách thành viên của Serbia, bất chấp việc tướng Mladic bị bắt hay không. Theo Thủ tướng Serbia V.Kostunica, vòng đàm phán gia nhập Liên minh Châu Âu (EU) của Serbia sẽ được bắt đầu vào tháng 10 này. Rõ ràng những nhận định của The Hague, dù vẫn rất quan trọng, nhưng đã không còn vai trò ảnh hưởng tiên quyết tới các quyết sách của EU về quan hệ với Serbia. Nhưng chính quyền Serbia cũng chẳng phải đợi lâu, vì Công tố viên trưởng Ponte lập tức đưa ra yêu cầu mới: Belgrade phải bắt giữ cựu chỉ huy Quân đội Cộng hoà Srpska - tướng Ratko Mladic, và áp giải tới Toà án The Hague nhân lễ kỷ niệm lần thứ 10 hiệp định Dayton được ký kết (vào cuối tháng 12 tới). Tướng Mladic hiện là một trong những tội phạm chiến tranh bị truy nã hàng đầu trong danh sách của bà Ponte. Trước đó, Toà án The Hague từng đưa ra tối hậu thư buộc Serbia phải giao nộp tướng Mladic vào ngày 11.7 vừa qua, thời điểm tưởng niệm lần thứ 10 vụ thảm sát năm 1995 tại Srebrenica, làm 8.000 người Hồi giáo thiệt mạng. "Thất vọng lớn nhất của tôi hiện nay là 6 nghi phạm chiến tranh khác vẫn còn đang lẩn trốn, trong đó có tướng Mladic" - bà Del Ponte nói. "Tôi đoán chắc rằng họ đều đang lẩn quất tại Serbia". Bà Ponte nhẹ nhàng nhắc nhở, quan hệ giữa Serbia - Montenegro và Châu Âu sẽ không còn điều gì vướng mắc nếu những nghi phạm trên được dẫn độ tới The Hague. Đồng hồ đã bắt đầu đếm ngược thời gian, và Serbia chỉ có một tháng để tìm kiếm các nghi phạm bị The Hague truy nã. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu Serbia vẫn không thể đưa tướng Mladic ra trước Toà án The Hague vào thời hạn mà bà Ponte đưa ra? Chưa ai có thể trả lời, nhưng rõ ràng tối hậu thư mà bà Ponte mới đưa ra đang đặt chính quyền Serbia phải cân bằng trên sợi chỉ mảnh mang tên Mladic. Phương Thuỷ dịch |
▪ HÌNH ẢNH & SỰ KIỆN (03/10/2005)
▪ John Roberts trở thành chánh án toà tối cao Mỹ (30/09/2005)
▪ Ngày 30.9 nộp văn bản tranh tụng vụ kiện dioxin (01/10/2005)
▪ Bão Damrey gây thiên tai tại Thái Lan (01/10/2005)
▪ 150 triệu người có thể chết vì đại dịch cúm gia cầm (01/10/2005)
▪ Mỹ: Cháy lớn ở Los Angeles (01/10/2005)
▪ Chia sẻ kinh nghiệm tìm kiếm cứu nạn giữa VN và Mỹ (01/10/2005)
▪ Châu Á: Nguy cơ thiếu nước trầm trọng (02/10/2005)
▪ Philippines với bài toán xoá đói nghèo (02/10/2005)
▪ Từ New York nghĩ về Cát Thịnh (02/10/2005)