![]() |
Một nông dân ở Afghanistan thu thập thuốc phiện nguyên chất |
Theo thống kê của UNODC, loại hạt giống này bắt đầu xuất hiện vào năm 2015, dẫn đến sản xuất thuốc phiện tăng vọt lên 43% vào năm ngoái.
Theo báo cáo riêng của Viện Nghiên cứu Chiến tranh và Hòa bình (Institute for War and Peace Reporting), hiện nay, chu kỳ tăng trưởng cây thuốc phiện ở Afghanistan là khoảng hai tháng, trước đó thời gian trồng cây thuốc phiện và chế biến nó thành heroin lâu gấp 3 lần. Điều này có nghĩa là heroin bây giờ có thể được sản xuất quanh năm.
Ông Jamid Faisal, phát ngôn viên chính phủ Afghanistan cho biết: “Chúng tôi biết về hạt giống mới này và đang thu thập thêm thông tin cũng như tìm cách ngăn chặn nó”.
Mặc dù tại Trung Quốc, loại cây này được xem là hợp pháp khi dùng vào mục đích bào chế thuốc, nhưng sự xuất hiện của nó tràn lan tại biên giới Afghanistan khiến quan chức Afghanistan phải "đau đầu". Trong nhiều năm qua, Afghanistan và tổ chức quốc tế đã phải "vật lộn" để kiềm chế việc trồng trọt không ngừng cũng như kinh doanh thuốc phiện trị giá hàng tỷ đô la, được xem là nguồn thu kinh tế hàng đầu tại Afghanistan.
Nhà chức trách Afghanistan cho biết, hầu hết thuốc phiện sản xuất tại Afghanistan được bán trên thị trường ma tuý toàn cầu, trong đó xuất khẩu nhiều nhất là đến Nga và Pakistan. Châu Âu và Bắc Mỹ cũng là những điểm đến hàng đầu. Theo Báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật của Mỹ (CDC), hơn 47.000 người thiệt mạng vì dùng thuốc theo toa quá liều cùng các loại ma túy dạng thuốc phiện bất hợp phá vào năm ngoái.
Theo thống kê của UNODC vào năm 2007, ước tính giá trị xuất khẩu thuốc phiện ở Afghanistan khoảng 4 tỷ USD. Mười năm sau,con số này tăng lên khi Taliban sử dụng nguồn thu nhập từ thuốc phiện để kích động quân nổi loạn chống lại chính phủ Afghanistan và lực lượng NATO.
Theo ông Faisal, 90% cây anh túc nằm trong khu vực Taliban kiểm soát, chiếm 1/10 sản lượng thuốc phiện sản xuất ở Afghanistan.
Mặc dù Mỹ đã nỗ lực để loại bỏ cây thuốc phiện, nhưng vấn đề thuốc phiện vẫn đang ngày càng xấu đi. “Bộ phận giám sát đặc biệt tái thiết Afghanistan” của Lầu Năm Góc là cơ quan giám sát tái thiết Afghanistan của Mỹ.
Trong một báo cáo vào tháng giêng năm nay, Bộ phận giám sát đặc biệt tái thiết Afghanistan (SIGAR) của Lầu Năm Góc cho biết Mỹ đã cam kết chi hơn 8,5 tỷ USD cho những nỗ lực chống ma túy ở Afghanistan. Tuy nhiên, Afghanistan vẫn là nhà sản xuất thuốc phiện lớn nhất thế giới.
Buôn bán thuốc phiện là nguồn tài chính quan trọng của Taliban. Do gần đây Taliban chiếm được khu vực Helmand, là vùng sản xuất thuốc phiện quan trọng, vì vậy mà vấn đề này không thể giải quyết trong tương lai gần.
Phát ngôn viên Chính phủ Afghanistan nói: “Chúng tôi yêu cầu cộng đồng quốc tế đóng cửa thị trường thuốc phiện quốc tế. Vấn đề thuốc phiện Afghanistan là một vấn đề toàn cầu”
▪ Tuổi thơ đầy nước mắt của vị Tiến sĩ tâm lý từng là nô lệ tình dục (31/03/2017)
▪ Từ người nghiện ma tuý trở thành triệu phú (30/03/2017)
▪ Các nước hoạch định chính sách phòng, chống ma tuý như thế nào? (30/03/2017)
▪ Thái Lan muốn thay đổi hình ảnh du lịch tình dục của Pattaya (28/03/2017)
▪ Trinh nữ: Món hàng cao cấp ở thủ phủ ma tuý Medellin (27/03/2017)
▪ Lừa tình trên mạng - trò lừa đảo hàng đầu tại Canada (27/03/2017)
▪ Mỹ: Phát hiện 4,1 triệu USD và gần 3 kg ma túy giấu trong kho hàng (25/03/2017)
▪ Đức sẽ bồi thường cho 50 nghìn người đồng tính (25/03/2017)
▪ Peru: Phát hiện gần 1,5 tấn ma túy (24/03/2017)
▪ Chân dung bà trùm ma tuý da màu kiểm soát phố Harlem (22/03/2017)