![]() |
Mỗi gia đình nhận được khoản trợ cấp hàng năm là 35.000 kronur cho trẻ từ 6-18 tuổi tham gia các hoạt động ngoại khóa |
Kristjan Johannesson, 15 tuổi, chưa bao giờ uống rượu hoặc đụng vào một điếu thuốc. Kristjan chơi bóng đá 5 buổi/tuần trên sân cỏ nhân tạo ở Breidholt, một khu phố ở phía nam Thủ đô Reykjavik. Ở tuổi thanh thiếu niên, Kristjan Johannesson dành nhiều thời gian nhất có thể với cha mẹ mình, việc học tập tại trường và bóng đá.
Kristjan là minh chứng cho thấy Iceland đã gần như tận diệt được lạm dụng rượu, thuốc lá và ma túy trong 20 năm qua bằng các biện pháp như áp đặt giới nghiêm, nâng cao tuổi trưởng thành và tăng cường hoạt động lành mạnh cho thanh thiếu niên.
Đây là một sự thay đổi hoàn toàn cho một quốc gia phát hiện những xu hướng đáng lo ngại trong giới trẻ vào những năm 1990. Gần một nửa số thanh thiếu niên 15-16 tuổi được điều tra vào thời điểm đó cho biết rằng đã uống rượu, 1/4 số thanh niên này đã hút thuốc lá và 17% hút cần sa.
Nhà tâm lý học người Mỹ Harvey Milkman, người đã tham gia vào dự án Youth In Iceland (Thanh niên Iceland) kể từ khi ra mắt, cho biết: "Bất cứ ai đi dạo trên đường phố Reykjavik vào những tối thứ 6, thứ 7 đều cảm thấy sợ hãi. Thanh thiếu niên say rượu đi dạo quanh và họ thô lỗ, ồn ào, huyên náo, thậm chí còn nguy hiểm. Vì vậy cả xã hội lo lắng, không chỉ là cha mẹ".
Giáo sư xã hội học Helgi Gunnlaugsson thuộc Đại học Iceland cho biết những con số này gây "sốc" đối với nhiều người. Ông nói: "Nó giống như một cuộc gọi thức tỉnh".
Bí quyết của Iceland
Năm 1997, Chính phủ Iceland đưa ra sáng kiến Youth In Iceland dưới sự chỉ đạo của ông Jon Sigfusson, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích Xã hội Iceland.
Dự án Thanh niên Iceland đã mở cuộc điều tra, khảo sát trong thanh thiếu niên ở tất cả các trường học trong nước. Cứ 2 tháng một lần, những số liệu về quan hệ tình dục, mô hình tiêu thụ chất gây nghiện, đặc điểm gia đình, tần suất trốn học và các vấn đề tình cảm của trẻ vị thành niên được thu thập và báo cáo cho từng trường và phường để có hình thức và biện pháp xử lý.
Trong vòng vài năm, chính quyền và nhân viên xã hội cảm thấy họ đã có đầy đủ thông tin để hành động cụ thể.
Thay vì sử dụng cách tiếp cận truyền thống, Iceland đã quyết định đối diện với vấn đề một cách tích cực hơn.
Ông Sigfusson cho biết: “Chúng ta phải tạo ra một môi trường, nơi trẻ em cảm thấy thoải mái và chúng tự lựa chọn để lấp thời gian rỗi với những hoạt động tích cực. Điều này sẽ tạo cho chúng ít có khả năng sử dụng các chất gây nghiện”.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự tăng cường tham gia vào các hoạt động ngoại khóa và tăng thời gian ở với bố mẹ sẽ làm giảm nguy cơ uống rượu và tiêu thụ chất gây nghiện đối với trẻ em.
Đầu tiên là luật giới nghiêm, trẻ em từ 13-16 tuổi cấm không được đi ngoài một minhg sau 10h tối vào mùa đông, 12h đêm vào mùa hè.
Các nhà làm luật cũng nâng tuổi trưởng thành từ 16 lên 18 tuổi; đồng thời, cấm bán thuốc lá cho trẻ vị thành niên và rượu cho bất cứ ai dưới 20 tuổi.
Thuốc lá không được bày lên kệ trong các cửa hàng và nằm trong số những sản phẩm đắt nhất ở Châu Âu: khoảng 10 USD/bao thuốc. Cũng như ở hầu hết các quốc gia Bắc Âu, rượu chỉ được bán trong các cửa hàng của nhà nước và đánh thuế lên tới 80%.
Bên cạnh đó, Chính phủ Iceland cũng khuyến khích trẻ vị thành niên tham gia các hoạt động thể thao và có lối sống lành mạnh. Tại thủ đô Reykjavik, mỗi gia đình nhận được khoản trợ cấp hàng năm là 35.000 kronur (khoảng 7 triệu VND) cho trẻ từ 6-18 tuổi tham gia các hoạt động ngoại khóa, bao gồm thể thao.
Theo ông Sigfusson, trong vòng 8 năm sau khi chương trình này ra mắt, số lượng thanh thiếu niên sử dụng rượu, thuốc lá và ma túy giảm đáng kể.
Năm ngoái, chỉ 5% thanh thiếu niên Iceland từ 14-16 tuổi uống rượu ít nhất 1 lần/tháng, 3% thanh niên hút thuốc hằng ngày và 7% sử dụng cần sa ít nhất 1 lần/tháng.
Thành công ở Iceland dẫn đến việc tạo ra chương trình của Thanh niên châu Âu từ năm 2006 nhằm mở rộng phương pháp giáo dục thanh thiếu niên của nước Bắc Âu này. Tới nay, đã có hơn 30 thành phố châu Âu tham gia vào dự án trên.
▪ Philippines đau đầu nạn cha mẹ ‘khoe thân’ con vì tiền (07/04/2017)
▪ Singapore: Nhiều sinh viên, chuyên gia bị bắt vì ma túy (07/04/2017)
▪ Mại dâm công khai giữa Quảng trường Thời đại Mỹ (04/04/2017)
▪ Châu Âu trở thành ‘trung tâm toàn cầu’ về video ấu dâm (04/04/2017)
▪ New York dự định đóng cửa nhà tù khét tiếng (04/04/2017)
▪ Nạn kinh doanh ấu dâm ở Philippines (03/04/2017)
▪ Tăng nhanh sản lượng thuốc phiện tại Afghanistan do hạt giống mới (03/04/2017)
▪ Tuổi thơ đầy nước mắt của vị Tiến sĩ tâm lý từng là nô lệ tình dục (31/03/2017)
▪ Từ người nghiện ma tuý trở thành triệu phú (30/03/2017)
▪ Các nước hoạch định chính sách phòng, chống ma tuý như thế nào? (30/03/2017)