Thế giới trước đại dịch cúm gia cầm * Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện nay chúng ta đang đứng trước nguy cơ đại dịch cúm gia cầm trên phạm vi toàn cầu. Hàng triệu, thậm chí hàng tỉ người có thể sẽ chết, nhiều thành phố bị bỏ hoang, và sẽ không có chỗ để chôn cất xác người. * Những băn khoăn về tính hiệu quả của 750 tỉ đồng dành cho chiến dịch tiêm vaccine cho gia cầm tại Việt Nam.
Năm 1997, lần đầu tiên thế giới biết đến một loại virus mang tên H5N1. Ngay từ khi xuất hiện, nó đã gây ra nỗi kinh hoàng vì khả năng sát thủ của mình. Loài virus này có nguồn gốc từ vịt rồi lan truyền sang gà. Những con gà nhiễm bệnh bị chết chỉ trong vòng 1 ngày. 18 người tiếp xúc với gà bệnh đã mắc cúm H5N1 mà chúng ta quen gọi là cúm gà hay cúm gia cầm, trong đó 6 người đã chết trước khi chính quyền Hồng Kông ra lệnh tiêu huỷ toàn bộ 1,5 triệu gia cầm. Sau một thời gian im ắng, năm 2003 dịch cúm H5N1 bùng phát trở lại đã giết chết 64 trên tổng số hơn 100 người nhiễm bệnh ở Châu AÁ, chủ yếu là VN và Thái Lan. Tỉ lệ tử vong trong số những người nhiễm bệnh đạt mức kỷ lục: 55%. Theo Laurie Garrett - chuyên viên cao cấp về chính sách sức khoẻ tại Hội đồng Quan hệ quốc tế, tỉ lệ này làm H5N1 trở nên "chủng cúm nguy hiểm nhất trên trái đất mà chúng ta từng biết đến". Giống như các virus cúm thông thường, H5N1 là một loại virus rất dễ biến đổi vì chỉ sử dụng một bản sao của mã di truyền để tự tái tạo. Điều đó tạo ra nhiều biến thể của virus, và rốt cuộc một loại sẽ có khả năng lây truyền trực tiếp từ người sang người. Sự biến đổi của virus cũng có thể diễn ra nhanh hơn. Nếu có 2 loại virus khác nhau cùng trong 1 tế bào, chúng có thể trao đổi gene thông qua quá trình được gọi là sắp xếp lại. Đây là nguyên nhân gây ra đại dịch cúm năm 1957 và 1968 làm 5 triệu người trên thế giới bị chết, vì con người không miễn dịch đối với các loài virus mới xuất hiện.
Nguy hiểm hơn, theo tiến sĩ Malik Peiris - nhà khoa học đầu tiên khám phá ra virus SARS đã từng giết chết 700 người và gây được sự chú ý trên thế giới, "không giống virus cúm thường, vốn chủ yếu tác động vào đường hô hấp trên và làm cho chúng ta sổ mũi, đau họng, virus H5N1 dường như tấn công thẳng vào phổi và gây ra viêm phổi nặng". Điều này làm khả năng sát thương của chúng cao hơn rất nhiều so với các chủng virus cúm thông thường. Theo các nhà khoa học, loại cúm này có thể là mối đe doạ lớn hơn rất nhiều so với bệnh đậu mùa, AIDS hay bệnh than. Viễn cảnh kinh hoàng Theo tiến sĩ Lee Jong-wook - Tổng giám đốc của WHO, virus H5N1 chắc chắn sẽ đột biến để trực tiếp truyền bệnh trong con người, và đó "chỉ là vấn đề thời gian". Như vậy thảm hoạ cúm gà trên toàn cầu là quá trình hầu như không thể đảo ngược nếu không có một phép màu nào đó. Theo một dự đoán khá lạc quan của các chuyên gia Anh - những người đã sử dụng các chương trình máy tính để mô hình hoá bệnh dịch, khi đại dịch xảy ra, sẽ có hơn 25 triệu người trên thế giới phải nhập viện và khoảng 7 triệu người bị chết trong một thời gian ngắn. Một số chuyên gia khác đưa ra con số hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu người thiệt mạng trong đại dịch sắp tới. Bi quan hơn, ABC News còn dựng lên một bức tranh quá khủng khiếp: 1 tỉ người chết, nhiều thành phố trở thành thành phố ma vì vắng bóng người "giống như trong phim khoa học viễn tưởng". Và rất có thể "nhiều khu vực dân cư khác nhau trong các thành phố sẽ bị cách ly do dịch bệnh". Tại các bệnh viện, sẽ có các thảm cảnh giống như ở các sân vận động của New Orleans và Houston sau cơn bão Katrina tháng trước. "Sẽ không có trang thiết bị chuyên dùng và nhân viên y tế để bạn có thể gọi đó là bệnh viện - Garrett dự đoán - Và bạn có thể gọi chúng là kho chứa bệnh nhân". Chúng ta sẽ chứng kiến cảnh hàng trăm người nằm la liệt trong đó, tất cả đang chết vì không có thuốc điều trị. Và cũng giống như đã xảy ra ở New Orleans, sẽ không có chỗ để chôn cất các xác chết. Đó thật sự là một địa ngục trần gian.
William Karesh - bác sĩ thú y của Hội bảo vệ động vật hoang dã - tin rằng, cúm gia cầm có thể sẽ lan truyền từ Trung Quốc sang Nhật Bản và đến New York rồi San Francisco ngay trong tuần đầu tiên. Theo báo cáo sơ bộ về kế hoạch khẩn cấp của Chính phủ Mỹ (được coi là khá dè dặt), khoảng 200.000 người Mỹ sẽ chết trong thời gian vài tháng. Trong khi đó Chính phủ Anh đã công khai công bố, có thể trên 50.000 người nước này sẽ chết, nhưng họ lại bí mật chuẩn bị cho cái chết của những 750.000 người. Theo Giáo sư Hugh Pennington (Anh), con số đó chưa phản ánh đúng mức độ nguy hiểm mà nước này sẽ gặp phải. Theo ông, số người chết tại Anh có thể lên tới 2 triệu người. Không chỉ gây ra thiệt hại to lớn về sinh mạng con người, đại dịch cúm gia cầm sẽ là thảm hoạ đối với nền kinh tế của các nước trên thế giới, điều chưa từng xảy ra trong kỷ nguyên hiện đại. Hai nghiên cứu của ĐH Nottingham và Ngân hàng Montreal ở Canada chỉ ra rằng, ngay cả khi khá "hiền lành" với chỉ 50.000 người chết, đại dịch cúm gia cầm ít nhất sẽ làm GDP của Anh giảm 8% hay 95 tỉ bảng, phá huỷ ít nhất 941.000 việc làm, "tác động đến mọi khía cạnh đời sống của nước Anh" và gây ra tình trạng suy thoái toàn cầu như thời kỳ những năm 1930. Thế giới đã sẵn sàng? Hàng triệu người trên thế giới có thể sẽ chết nếu virus cúm gà lan truyền ngoài tầm kiểm soát, trong khi đó theo WHO, phần lớn các quốc gia chưa hề có sự chuẩn bị cho sự kiện này. "Nếu ngày mai xảy ra đại dịch cúm gà, chúng ta chưa hề sẵn sàng. Thời gian đang trôi đi và khi đại dịch tấn công, sẽ là quá muộn" - Christine McNab, người phát ngôn của WHO, nói. Trong số 192 thành viên của LHQ, mới chỉ có 40 nước có kế hoạch chi tiết đối phó với sự bùng nổ dịch cúm gà trên toàn cầu ở các mức độ khác nhau. Và đó lại là những nước phương Tây giàu có, mà không phải là những nước Châu AÁ nơi virus H5N1 đang hoành hành. Laurie Garrett cho biết: "Tất cả các quốc gia giàu nhất trên thế giới đang tìm cách mua dự trữ Tamiflu - loại thuốc đang được coi là hiệu quả nhất trong điều trị cúm gà". Hiện nay Anh đã dự trữ lượng Tamiflu đủ dùng cho 1/4 dân số nước này. UÁc đã dự trữ được 3,5 triệu liều, và Mỹ 2,5 triệu liều. Theo Michael Leavitt - Bộ trưởng Bộ Y tế và con người, con số 2,5 triệu liều còn lâu mới đạt mức lý tưởng cho nước Mỹ. "Mục tiêu của chúng tôi là có được 20 triệu liều Tamiflu đủ dùng cho 20 triệu người" - ông cho biết. Để gia tăng mức độ an toàn, nước Mỹ cũng đã đồng ý dự trữ số lượng vaccine trị giá 100 triệu USD, mặc dù loại vaccine này vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Nhưng theo tiến sĩ Irwin Redlener - Giám đốc Trung tâm quốc gia đối phó với thảm hoạ tại ĐH Columbia, thế vẫn là chưa đủ. "Nếu dịch cúm gia cầm xảy ra tại Mỹ và trên toàn thế giới, tôi cho là chúng ta sẽ chứng kiến một hậu quả thảm khốc không thể tưởng tượng nổi" - ông cảnh báo. Và "nếu nhìn vào con số người chết dự báo cho các thành phố của nước Mỹ, chúng ta hoàn toàn chưa chuẩn bị để xử lý các xác chết một cách đúng mức - Michael Osterholm, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và xử lý bệnh truyền nhiễm, khẳng định - Trong vòng vài ngày, chúng ta sẽ không còn quan tài để dùng". Trong khi đó ở London, người ta đang lặng lẽ tìm thêm các không gian cất giữ xác chết cho các nạn nhân tương lai của virus H5N1. Hiện nay, WHO đã bắt đầu xây dựng tuyến bảo vệ đầu tiên chống lại đại dịch bằng cách dự trữ một lượng Tamiflu do Roche tài trợ đủ điều trị cho 3 triệu người. Con số này còn quá thiếu nhưng cũng có thể làm chậm lại sự lan truyền của bệnh dịch tại các nước nghèo, nơi không có điều kiện dự trữ thuốc. Tuy nhiên, theo Chan, "thuốc kháng virus rất hữu dụng nhưng chúng không phải là viên đạn bạc. Chúng không thể giải quyết mọi vấn đề của bạn". Vaccine là sự can thiệp tốt nhất nhưng chúng ta hoàn toàn chưa biết loại virus nào sẽ gây ra đại dịch. Hơn nữa cơ số 300 triệu liều sản xuất trên toàn cầu sẽ là không đủ. Hoàng Giang tổng hợp |
▪ New Zealand: Tổn hại gene do phơi nhiễm phóng xạ (24/09/2005)
▪ Mỹ: Ác mộng kẹt xe vì chạy bão Rita (24/09/2005)
▪ Đức: Hai đối thủ đều tìm cách lập liên minh (23/09/2005)
▪ Thương mại Việt - Mỹ năm 2005 sẽ đạt 7,5 tỉ USD (23/09/2005)
▪ Cây cầu nối hai dân tộc Đức - Việt (23/09/2005)
▪ HÌNH ẢNH & SỰ KIỆN (23/09/2005)
▪ Tìm thấy họa phẩm 'nghi' là của Leonardo Da Vinci (23/09/2005)
▪ HÌNH ẢNH & SỰ KIỆN (20/09/2005)
▪ Bầu cử quốc hội tại Afghanistan: Chậm chạp trong bạo lực (20/09/2005)
▪ Nỗi khó xử của người Đức (20/09/2005)