29/9 là ngày quan trọng của AC Milan, vì gắn liền với 2 trong những nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử đội bóng giàu thành tích này. 29/9/1976, Andriy Shevchenko chào đời tại làng Dvirkivschyna (cách Chernobyl 130km). Khi còn nhỏ, Shevchenko may mắn tránh được thảm họa hạt nhân Chernobyl xảy ra vào ngày 26/4/1986. Quả bóng vàng châu Âu 2004 nhớ lại: “Hơn 20 năm trước, tôi còn quá nhỏ để hiểu chuyện gì đã xảy ra. Tôi chỉ biết vừa có một sự cố khủng khiếp xảy ra”. Vì vụ Chernobyl, gia đình Shevchenko phải chuyển tới sống tại một địa phương ở ven biển. Cuộc sống khó khăn giúp Shevchenko nhận ra nhiều giá trị quan trọng trong cuộc sống. Anh quan niệm: “Hạnh phúc không hẳn là của cải vật chất. Người thân và gia đình là quan trọng nhất.Tôi có thể chơi không tồi ở các môn quyền Anh hay bóng rổ, nhưng tôi khá nhất ở môn bóng đá. Đá bóng là cách giúp tôi kiếm được nhiều tiền nhất về cho gia đình của mình. Khi đã có gia đình riêng, đối với tôi không có gì thú vị bằng vui đùa với con. Tôi luôn tìm thấy những giây phút thư giãn thoải mái bên gia đình và bạn bè. Bố mẹ đã giáo dục tôi những giá trị về gia đình, về sự cần thiết của tinh thần lao động chuyên cần, quan tâm và giúp đỡ mọi người. Vì gia đình, tôi sẵn sàng làm tất cả”. Vì đề cao giá trị gia đình, vì chiều vợ và muốn các con có cuộc sống lý tưởng nhất, Shevchenko đã chuyển đến Chelsea, quyết định làm người cha tinh thần Berlusconi phật lòng. 29/9/1936, Silvio Berlusconi chào đời trong một gia đình khá giả tại Milan. Vì vậy, từ nhỏ cậu bé Silvio đã được ăn học đàng hoàng, tốt nghiệp đại học và có bằng cấp ở nhiều ngành khác nhau (luật, quảng cáo…). Vào cuối thập kỷ 60, Berlusconi bắt đầu tạo dựng đế chế của mình gồm ngân hàng, truyền thông, bất động sản, thể thao và cả chính trị (3 lần được chọn làm Thủ tướng Ý). Nhờ vào quyền uy trên nhiều lĩnh vực, doanh nhân với gia sản 11 tỷ USD này (giàu thứ 3 tại Ý) đủ sức “hô mưa gọi gió” tại quốc gia hình chiếc ủng. Bỏ qua một bên sự thật là Berlusconi dùng AC Milan phục vụ cho mục tiêu chính trị, không thể phủ nhận chính Berlusconi có công lớn nhất trong thời kỳ rực rỡ nhất của đội áo đỏ - đen thành Milan kéo dài suốt 2 thập kỷ qua. Khi CLB này ngập ngụa trong khó khăn vì vụ scandal dàn xếp tỷ số vào năm 1980, Berlusconi xuất hiện, trở thành chủ tịch AC Milan vào năm 1986 và chỉ 2 năm sau, đội bóng này đoạt Scudetto. Với ngọn đuốc soi đường Berlusconi, AC Milan biết phải làm gì để làm hài lòng vị chủ tịch khó tính. Berlusconi không hề tiếc công sức, tiền của đổ vào đội bóng. Suốt 22 năm qua, Berlusconi đóng góp rất nhiều cho AC Milan nói riêng, bóng đá Ý nói chung và nói rộng ra là cả lịch sử bóng đá thế giới. Thiếu “điều kiện cần” là Berlusconi, thì đã không có “điều kiện đủ” Arrigo Sacchi, Fabio Capello, Carlo Ancelotti và các siêu sao sân cỏ để hình thành một AC Milan vĩ đại. Trong số các siêu sao sân cỏ, Shevchenko được Berlusconi xem sánh ngang Marco van Basten, người được xem là cầu thủ hay nhất mà AC Milan mua về dưới triều đại Berlusconi. Shevchenko cũng đoạt Quả bóng vàng và chức vô địch châu Âu ở cấp CLB như Van Basten, ngoài ra còn vượt Van Basten trong danh sách các cây săn bàn vĩ đại nhất của AC Milan (Shevchenko có 127 bàn trong 208 trận, chỉ xếp sau Gunnar Nordahl về số bàn thắng cho AC Milan). Shevchenko cũng là cầu thủ nước ngoài đầu tiên đoạt giải Vua phá lưới Serie A (24 bàn chỉ sau 32 trận ở mùa 1999/00). Dù từng có lúc xung đột, nhưng Berlusconi và Shevchenko vẫn được xem là cặp bài trùng hoàn hảo của AC Milan. Theo |
▪ Đội hình tiêu biểu vòng 6 Premiership (30/09/2008)
▪ Arsenal - Porto: Đứng dậy được không? (30/09/2008)
▪ Cuộc chiến của 2 "ông hoàng nội địa" (30/09/2008)
▪ Rooney và Tevez, chọn ai? (30/09/2008)
▪ Có tiền, mua tiên... (30/09/2008)
▪ ĐTVN: Suýt... đánh nhau(!?) (30/09/2008)
▪ Rafael Nadal vững ngôi đầu (30/09/2008)
▪ Bundesliga: Khi tiền... "mất giá"! (30/09/2008)
▪ Đối thủ của ĐTVN: Myanmar - liều thuốc thử dễ chịu (29/09/2008)
▪ Derby của sự hổ thẹn (29/09/2008)