Những phát minh trong bóng đá *Trung Quốc là "quê hương" của bóng đá (chứ không phải Anh). *Các phát minh thú vị liên quan đến khung thành, còi, giày, thẻ vàng, thẻ đỏ...
Môn thể thao truyền thống Kemari của Nhật Bản cũng được xem là chịu ảnh hưởng của bóng đá cổ đại Trung Quốc. Trận giao hữu túc cầu quốc tế đầu tiên là trận đấu giữa các cầu thủ Kemari Nhật Bản và cuju Trung Quốc vào năm 50 trước Công nguyên. Những môn thể thao bằng chân cũng đã được biết đến vào thời Hy Lạp và La Mã cổ với cái tên Epskyros (đấu trường của trái bóng) và được sử dụng như một phương thức huấn luyện quân đội. Cùng với các cuộc xâm chiếm và thống trị của mình sang bán đảo Anh, vùng Gallien (Pháp) và Germani (Đức), đế chế La Mã đã truyền bá và phát triển bóng đá sang Tây Âu. Để phục vụ cho các trận cầu, người Trung Quốc cổ đã biết chế quả bóng đá bằng da. Trái bóng được làm Những nỗ lực cải tiến trái bóng tiếp tục và năm 1886, nước Anh phát minh ra van và bơm hơi. Quả bóng đen trắng ngày nay với lớp vỏ sáu góc là một phát minh của Đức vào năm 1970. Nước Mỹ đóng góp hai cải tiến lớn với vỏ bọc nhiều lớp và chức năng tự làm căng, bằng cách gắn trực tiếp một cái bơm tự động. Năm 2003, trái bóng với biệt danh "trái bóng thông minh" có khả năng phát sóng định vị được đăng ký bản quyền phát minh ở Đức. *Chiếc còi đồng được phát minh vào cuối những năm 1860 vốn được sản xuất để phục vụ cho cảnh sát Anh và ngay năm 1878 được sử dụng lần đầu tiên trong trận đấu của đội bóng Nottingham Forrest. Còi đồng sau đó nhanh chóng được cải tiến với âm thanh cao và rung hơn. *Thẻ vàng, thẻ đỏ được sử dụng lần đầu tiên tại World Cup Mexico 1970 sau vụ náo động tại trận đấu giữa Argentina và Anh tại World Cup 1966. *Không có một tài liệu lịch sử nào cho thấy cầu môn đã được phát minh như thế nào và bản quyền thuộc về ai. Cầu môn được sử dụng để giúp trọng tài xác nhận những bàn thắng. Một bàn thắng chỉ được ghi khi trái bóng đã đi qua vạch vôi và nằm ở giữa khoảng không gian được tạo bởi hai cột dọc và xà ngang. Điều thú vị là luật bóng đá thế giới hiện nay không ép buộc cầu môn phải có lưới. Tuy vậy hình ảnh trái bóng làm tung lưới đã trở thành một điều đương nhiên đối với người hâm mộ thế giới. Năm 1988, Tây Ban Nha phát minh ra cầu môn có gắn camera và mới đây vào năm 2003, vòm cầu môn nhấp nháy khi bàn thắng được ghi đã xuất hiện tại Đức. *Giữa thế kỷ 19, bóng đá trở thành môn thể thao chính thức tại các trường học ở Anh. Để tạo sự khác biệt với bóng đá nghiệp dư, các học sinh Anh mang những chiếc giày với đế gắn đinh. Những cố gắng phát triển nguyên liệu mới đã giúp giày thi đấu trở nên nhẹ nhàng và thoải mái cho cầu thủ. Bên cạnh đó là sự cải tiến trong xử lý cấu trúc bề mặt giúp chống trơn trượt khi giày tiếp xúc với trái bóng trong điều kiện thời tiết hay mặt sân ẩm ướt. Tại đây xuất hiện một ý tưởng độc đáo từ Đức khi sử dụng nguyên liệu thiên nhiên là da cá sụn. Vy Nhân (từ Berlin, Đức) |
▪ Tin thể thao ngày 26.5.2006 (26/05/2006)
▪ Báo Lao Động chính thức phát hành trang tin điện tử World Cup 2006 (26/05/2006)
▪ Nước Đức trước giờ G và ngày D: Vừa hồi hộp vừa lo (26/05/2006)
▪ Phản ứng... chậm (26/05/2006)
▪ Lại một người nữa sẽ ra đi... (25/05/2006)
▪ Lại một người nữa sẽ ra đi... (25/05/2006)
▪ Các đội bóng Việt Nam và... mối lo World Cup (25/05/2006)
▪ CH Czech: Bây giờ hoặc không bao giờ (25/05/2006)
▪ Chuyện ông Riedl đi tiếp thị (24/05/2006)
▪ Chuyển động World Cup ngày 24.5 (24/05/2006)