Ảnh minh họa |
Các thử nghiệm lâm sàng loại vaccine này đã được tiến hành trong nhiều năm. Kết quả cho thấy hệ miễn dịch được cải thiện đáng kể cùng rất ít tác dụng phụ. Đồng thời, làm gia tăng đáng kể nồng độ kháng thể chống lại kháng nguyên bề mặt gp120 và kháng nguyên lõi p24 của HIV mà không ghi nhận tác dụng phụ nghiêm trọng nào trên người tham gia. Đáp ứng này duy trì đến 52 tuần. Một số trường hợp còn ghi nhận có phát hiện kháng thể trung hòa phổ rộng.
Hai kháng nguyên p24 và gp120 đều có vai trò quan trọng trong quá trình lây nhiễm HIV. Theo dõi quá trình tiêm vaccine SAV001 trên người nhiễm HIV ghi nhận có sự sản sinh miễn dịch hữu hiệu với kháng nguyên p24 và gp120, từ đó giúp cơ thể chống lại bệnh.
Vaccine SAV001 được nghiên cứu lâm sàng pha I tín hiệu khả quan song cần được tiếp tục tiến hành pha II và III trước khi chính thức thông qua kiểm duyệt và lưu hành. Pha II sẽ được triển khai sớm trong năm 2017, dự kiến có khoảng 600 người tham gia thuộc nhóm nguy cơ cao như người lao động tình dục, nam quan hệ đồng giới, người nghiện chích ma túy. Trong giai đoạn này, vaccine còn được thử nghiệm trên người không nhiễm HIV để đánh giá hiệu quả bảo vệ khỏi lây nhiễm. Các chuyên gia kỳ vọng sự thành công của pha II sẽ thu hút 6.000 người tham gia nghiên cứu pha III.
Trong khi đó, ý kiến của một số chuyên gia nghiên cứu tại Việt Nam, điểm đặc biệt của vaccine “tiêu diệt” HIV này, là sử dụng virus HIV toàn phần bị khử sinh học bằng công nghệ gene khiến virus mất hoàn toàn khả năng gây bệnh cho người. Nó khác với hầu hết vaccine HIV trước đây, chỉ dùng một phần virus hay tinh chiết một kháng nguyên của virus. Do vậy, vaccine SAV001 nhận được sự quan tâm rộng rãi dù chỉ đang trong giai đoạn thử nghiệm.
Nhiều chuyên gia lo ngại vaccine bào chế từ virus HIV toàn phần chưa bảo đảm khử hoàn toàn hoạt năng của virus, khó khăn trong nuôi cấy và kỹ thuật, có thể không có tính sinh miễn dịch hiệu quả... Đó là lý do nhiều thế hệ vaccine virus HIV toàn phần trước đây chưa được quan tâm. Điển hình là vaccine Remune năm 1987 chưa đủ tính hiệu quả trên các nghiên cứu ứng dụng lâm sàng. Đến năm 2012 khi nghiên cứu lâm sàng pha I của SAV001-H được tiến hành ở Canada cho thấy tính an toàn sinh học và hiệu quả miễn dịch mới thu hút sự quan tâm của cộng đồng và truyền thông.
Cơ chế tác động của vaccine SAV001 là kích thích cơ thể con người sinh ra các kháng thể chống lại bệnh, đây chính là khác biệt quan trọng so với các can thiệp dự phòng mang tính thụ động hiện nay. Ví dụ như dự phòng trước phơi nhiễm (Pre-exposure prophylaxis). Người được tiêm SAV001 vừa thụ hưởng lợi ích dự phòng mà không phải lo ngại các tác dụng không mong đợi của dược chất đưa vào cơ thể.
▪ Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS: Tăng cường khám chữa bệnh BHYT cho người nhiễm (21/12/2016)
▪ Những đột phá của năm 2016 trong nghiên cứu điều trị HIV (20/12/2016)
▪ Sẽ cấp BHYT cho khoảng 230 nghìn người nhiễm HIV/AIDS (15/12/2016)
▪ Sẽ tiến hành thử nghiệm giai đoạn II vaccine mới ‘tiêu diệt’ HIV (13/12/2016)
▪ Hoa cúc vạn thọ có chứa các chất có khả năng kháng virus HIV và bệnh ung thư (13/12/2016)
▪ Chi trả điều trị HIV bằng BHYT: Vướng đến đâu sẽ quyết liệt tháo gỡ đến đó (07/12/2016)
▪ Dịch HIV diễn biến khó lường do thay đổi đường lây (02/12/2016)
▪ Những bước ngoặt khám phá phương thuốc điều trị HIV/AIDS (28/11/2016)
▪ Phát minh loại thuốc uống một liều kéo dài tác dụng trong hai tuần (21/11/2016)
▪ Phát hiện kháng thể vô hiệu hóa 98% các chủng virus HIV (19/11/2016)