Rắc rối giấy đăng ký kinh doanh thuốc chống virus tại Brazil
Các Website khác - 08/07/2005

Một thông báo của Brazil về vấn đề tranh chấp giữa quốc gia này với hãng Abbott về loại thuốc điều trị AIDS giá cao có thể sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực lên hiệp định thương mại Brazil - Mỹ.

Theo đó, Brazil đe doạ sẽ ngừng cấp giấy phép kinh doanh đối với loại thuốc Kaletra của Abbott, loại thuốc mà hãng này đã phải chấp nhận bán tại Brazil với giá chỉ bằng phân nửa giá bán tại Mỹ. Để làm được điều đó, Brazil đã vin vào những điều khoản bổ sung trong luật quốc tế chỉ áp dụng đối với những quốc gia đang ở trong tình trạng thực sự khẩn cấp. Về phía hãng Abbott, họ cho biết đang rất cố gắng thương thuyết nhằm đạt được tới được sự đồng thuận từ hai phía.

Tuy nhiên, ông John Schmidt, một chuyên gia thương mại cho biết, việc Brazil vin vào cái cớ, đại dịch HIV/AIDS ở nước này đang ở mức khẩn cấp là lý lẽ không có cơ sở. Do đó, nếu nước này kiên quyết cắt giấy phép đăng ký cho thuốc Kaletra, rất có thể, các quan chức ngành thương mại Mỹ sẽ vào cuộc và đệ trình rắc rối này lên Tổ chức thương mại thế giới.

Ông Schmidt cũng chính là người đàm phán chính thức của Mỹ trong những cuộc thảo luận về luật thương mại thế giới, đặc biệt là luật cấp giấy phép kinh doanh đặc biệt năm 1994. Đây là một loại giấy phép mang tính bắt buộc. Ông cho biết, điều khoản bắt buộc này dành cho những nước gặp phải những thảm hoạ thực sự, nhưng Brazil thì không thuộc nhóm đối tượng này.

Ông nói: "Nếu họ (Brazil) không phản đối – và phía Mỹ cũng không phản đối điều này, thì tôi e rằng, việc Brazil đe doạ ngừng cấp phép không chỉ là vấn đề quyền sở hữu trí tuệ nằm trong bộ luật mà còn là cả hệ thống luật thương mại".

Người phát ngôn cho Đại diện thương mại Mỹ tại Washington cho biết, các quan chức chính phủ sẽ giám sát vấn đề tranh chấp của Abbott.

Trong khi chờ đợi những chính sách đền bù cho Abbott, người ta băn khoăn không biết, liệu rằng Brazil đánh giá vấn đề này ra sao. Rất có thể, quốc gia này sẽ không muốn gây ảnh hưởng tới hiệp định thương mại với Mỹ.

Ông George Wheeler, thành viên ban luật pháp của công ty luật McAndrews, Held&Malloy cho biết quan điểm của mình: "Anh không thể hỏi Brazil có những điều luật về cấp phép kinh doanh nào mà chỉ có thể đề xuất là anh muốn thực hiện hiệp định thương mại thật tốt".

Hãng Abbott cho biết, học cũng đã tạo điều kiện hết sức cho Brazil về giá thuốc Kaletra, nếu so với giá 3 đô la/viên ở Mỹ, giá một viên Kaletra ở Brazil chỉ là 1,17 đô la. Tuy nhiên, Brazil lại nói, họ có khả năng chế biến được những loại thuốc có giá thành rẻ tới 68 xu một viên.

Công ty dược phẩm Bắc Chicago cho biết, trong suốt mấy năm qua, hãng này đã giảm khá nhiều giá thuốc chống AIDS bán tại Brazil. Bằng chứng là trong suốt khoảng thời gian từ năm 1999 đến năm 2004, nguồn quỹ quốc gia chi cho các chương trình chống AIDS đã giảm 37% trong khi đó, số bệnh nhân có được thuốc điều trị đã tăng hơn gấp đôi.

Một luật sư nhận định, trong khi Abbott cố gắng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình thì Brazil lại "đổ thừa" cho họ là họ đang đặt lợi nhuận lên hàng đầu, điều này hẳn sẽ khiến cho Abbott thực sự thất vọng. Rõ ràng, trong tranh chấp này còn là vấn đề về quan hệ ứng xử nữa.

Dương Kim Thoa dịch từ

http://chicagobusiness.com