Bangladesh: Trang bị kiến thức về HIV/AIDS cho 15000 thầy tế
Các Website khác - 29/06/2005

 Theo giáo sư, bác sĩ Fatima Parveen Chowdhury, chủ nhiệm chương trình Bệnh truyền nhiễm qua quan hệ tình dục và AIDS quốc gia thì, đã có 15000 thầy tế (những người lãnh đạo trong tôn giáo) ở Bangladesh đã được tham gia các khoá đào tạo và trang bị kiến thức về HIV/AIDS nhằm truyền đạt tới các giáo dân của mình về cách thức phòng chống căn bệnh thế kỷ.

Tại diễn đàn Vai trò của các nghị sĩ tổ chức trong một khách sạn địa phương hôm chủ nhật (26/6), phần bàn về những định hướng cho Tình huống về HIV/AIDS ở Bangladesh, cô Fatima cho biết cụ thể hơn về khoá đào tạo: "Chúng tôi cảnh báo với các thầy tế về những nguy hiểm do AIDS gây ra và đề nghị họ nhân rộng những kiến thức đó trong giới giáo dân của mình". Khoá học lần này do nhóm hỗ trợ về phòng chống HIV/AIDS và buôn bán người trái phép của các thành viên chính phủ Bangladesh (Bangladesh Parliament Members support group on prevention of HIV/AIDS and Human Trafficking - BPMSG) tổ chức. Dưới quyền chủ toạ của Phó tổng thống Akhtar Hamid Siddiqui, các chuyên gia về lĩnh vực này sẽ trình bày các bài giảng trước 15000 thầy tế. Riêng cố vấn chính sách của BPMSG Shishir Shil sẽ điều khiển khoá học.

Luật sư Moudud Ahmed cho biết, chính phủ đang xem xét việc xây dựng khung luật mới nhằm phòng chống AIDS trên toàn quốc. Hiện tại, AIDS đang lây lan với tốc độ báo động tại Bangladesh, nếu không làm bất cứ một nghiên cứu rộng rãi, bao quát, chúng ta không thê nắm được con số nhiễm bệnh chính xác là bao nhiêu.

Bác sĩ A.S.M. Matiur Rahman cho rằng, chính các giá trị tôn giáo và lề thói xã hội đã giúp ngăn chặn sự bùng phát của đại dịch ở đất nước này cho tới nay. Nếu như ở các quốc gia khác như Ấn Độ, Nepal, Myanma và Thái Lan, đại dịch đã lan tràn khắp nới thì ở Bangladesh, trong tương lai gần cũng khó có thể tránh được kết cục như vậy.

Còn bác sĩ Rustam Ali Farazi thì khuyến cáo việc quản lý chặt chẽ hơn với những đối tượng hành nghề mại dâm, theo ông, cần phải giam giữ họ tại những địa điểm riêng biệt. Ông than thở: "Hiện nay, gái mại dâm hoạt động ở mọi xó xỉnh Bangladesh, do đó, việc kiểm soát họ không hề dễ dàng chút nào, chúng tôi không thể biết con số chính xác của những gái mại dâm đang hành nghề là bao nhiều".

Còn ông Akhtar Hamid Siddiqui thì nói, chính phủ nên thiết lập các bệnh chuyên trị cho những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS và cả những trung tâm cải tạo giáo dục cho số bệnh nhân này.

Ông cũng tỏ ra hết sức bức xúc về việc truyền máu an toàn tại quốc gia này. "Ai cũng biết hiện nay trên cả nước có tới 98 điểm truyền máu an toàn cho người bệnh, nhưng trong thực tiễn, ngay tại quận của chúng tôi, quận Naogaon, tôi chưa nhìn thấy bất cứ một điểm truyển máu an toàn nào tại đây cả".

Dương Kim Thoa dịch từ

http://www.bangladesh-web.com/news/view.php?hidDate=2005-06-27&hidType=NAT&hidRecord=0000000000000000050074