Niger là một vùng đất nằm sâu trong vùng đại lục thuộc phía Tây châu Phi, đây là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, song có lẽ chính vì thế mà nó cũng được các nhà từ thiện dành cho một nguồn quỹ lớn hơn cả nhằm phục vụ công tác phòng chống HIV/Aids.
Hiện tượng thừa giả
Nhưng theo như nhận định của các nhà hoạt động xã hội tại đây thì do thái độ miệt thị người bệnh và việc thiếu thốn các chính sách hoạt động rõ ràng của chính phủ đối với đại dịch thế kỷ này ở những vùng nằm sâu bên trong lục địa mà cho tới nay, vẫn chưa có nhiều người được tiếp cận với các xét nghiệm HIV, các dịch vụ tư vấn và điều trị đã luôn sẵn sàng phục vụ người bệnh ở các trung tâm y tế.
Bác sĩ Abdoulaye Bagnou, chuyên viên tư vấn về HIV/AIDS của văn phòng thủ tướng cho biết: "Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng nguồn ngân quỹ, các dụng cụ xét nghiệm và thuốc ARV cũng có rất nhiều rồi, nhưng vẫn chưa nhiều người dân đến khám tại các trung tâm điều trị".
Hầu hết những người có trách nhiệm trong vấn đề này đều thừa nhận, trở lực lớn nhất dẫn tới hiện tượng đó là bởi hai lý do chính, thứ nhất là do đạo Hồi là một tôn giáo đã ăn sâu bám rễ trong đời sống cộng đồng người dân ở đây, thứ hai đất nước này có một văn hoá khá dè dặt trong giao tiếp xã hội.
Còn các nhà hoạt động xã hội về lĩnh vực AIDS thì lại đổ lỗi cho những thiếu sót của chính phủ nước này, theo họ, chính phủ đã không có được những chiến lược điều trị hợp lý trên diện toàn quốc.
Một nhà hoạt động nhân đạo nói: "Chính phủ không hề có bất cứ một mạng lưới xét nghiệm nào trong cả nước, không có chiến lược thực hiện lẫn cấu trúc hoạt động toàn quốc gia. Một điều luôn đúng là trước khi phân phối các liệu pháp điều trị, chúng ta cần phải xác định được những người đang cần điều trị. Chúng ta không thể điều trị được cho nhiều người bởi chúng ta không biết ai đang cần và họ đang ở đâu".
Chính phủ Niger đã đặt mục tiêu sẽ cung cấp được thuốc ARV tới khoảng 4000 người bệnh, nhưng từ khi bắt đầu công việc cung cấp miễn phí loại thuốc này vào tháng Giêng năm nay, mới chỉ có 350 người được tiếp cận với loại thuốc có tác dụng kéo dài sự sống này.
Issoufou Aboubacar, một trong 228 bệnh nhân đăng ký nhận thuốc ARV tại trung tâm điều trị bệnh nhân ngoại trú chữ thập đỏ ở Niamey hào hứng cho biết: "Tôi vẫn thường tới Ouagadougou (Thủ đô của Burkina Faso, cách Niamey 527 km) để mua ARV".
Nhưng nói chung những người nhiễm HIV dương tính tại Niger vẫn tỏ ra e ngại khi phải đến với các trung tâm xét nghiệm và điều trị.
Một lãnh đạo tổ chức phi chính phủ cho biết: "Người dân không muốn đến làm xét nghiệm bởi những ngần ngại có liên quan tới vấn đề tôn giáo, bởi niềm tin tôn giáo tuyệt đối và bởi những vị thế xã hội hạn chế của người phụ nữ nơi đây. Họ không muốn đến đó bởi họ quá xấu hổ".
Nguồn ngân quỹ mơ ước
Nếu như về thực tiễn thực hiện thì tỏ ra đáng lo ngại là thế thì ngược lại, nguồn ngân quỹ do bên ngoài tài trợ cho Niger lại được không ít các nước khác "thèm muốn".
Ngân hàng thế giới (World Bank – WB) đã cam kết, Mỹ sẽ tài trợ cho Niger 25 triệu đô la trong thời gian từ năm 2003-2008 để thực hiện chương trình hành động nhiều phần chống đại dịch thế kỷ.
Còn Quỹ toàn cầu chống AIDS, lao và sốt rét (Global Fund against AIDS, Tuberculosis and Malaria) cũng đã chấp thuận vào tháng 8/2004 về việc cấp cho Mỹ 12 triệu đô la trong hai năm qua. Các quan chức chính phủ thì cho rằng có lẽ do thái độ chẳng mấy mặn mà với các liệu pháp điều trị AIDS ở nhiều nơi đã dẫn tới việc người dân ngần ngại làm các xét nghiệm virus HIV.
Mù mờ con số thống kê thực tế
Ông Bagnou, một cố vấn của chính phủ cho biết: "Hiện nay ở Niger, nếu ai đó chẳng may nhiễm AIDS thì quả là một điều vô cùng xấu hổ. Rất nhiều người biết mình đã nhiễm bệnh nhưng vẫn phớt lờ đi bởi lý do đó, mọi việc chỉ vỡ lở khi mọi thứ đã quá muộn mất rồi. Khi họ đến bệnh viện cũng là lúc đã là giai đoạn cuối và cũng không ai thống kê các trường hợp đó cả.
Chính hoạt động xét nghiệm tủn mủn và thái độ miễn cưỡng của người bệnh mỗi khi tới các bệnh viện điều trị đã khiến cho không có một con số thống kê nào đáng tin cậy về tình trạng bệnh tật thực sự của số người nhiễm HIV trong số 12 triệu người dân Niger hiện nay. Hầu hết người dân ở đây đều là nông dân hoặc là dân du mục.
Theo một cuộc điều tra tiến hành với những người tình nguyện tham gia xét nghiệm năm 2002, tỉ lệ lây nhiễm HIV tại Niger là 0,87%.
Nhưng cho đến cuối năm 2003, tổ chức UNAIDS lại ước tính có tới 1,2% dân số Niger (khoảng 144,000 người) nhiễm virus HIV.
Con số này tất nhiên không dừng ở đó, vào cuối năm nay, nó sẽ được cập nhật lại sau khi tiến hành một cuộc điều tra về y tế và nhân khẩu học.
Ở vùng khô cằn giáp ranh với Niger có tới 80% dân số là người đạo Hồi, theo bảng xếp hạng phát triển con người của LHQ thì đây là quốc gia nghèo thứ hai trên thế giới. Ở đây, mỗi người phụ nữ trung bình sinh tám đứa con trong cả cuộc đời họ, một tỉ lệ hơn bất cứ nơi nào trên thế giới.
Theo thống kê khảo sát của Niger năm 2002, gái mại dâm tại nước này nói chung có tỉ lệ lây nhiễm là 25%. Nhưng riêng ở Dirkou, một thị trấn ốc đảo ở phía Bắc sa mạc nằm trên lộ trình đi tới Libya, tỉ lệ này lên tới 50%. Trong đó, số lính tráng chiếm 3,8%, lái xe chiếm 1,7% và giáo viên chiếm 1,4%.
Trong khi đó, có quá ít các bác sĩ có đủ trình độ và các nhóm tình nguyện viên hỗ trợ.
Một thực tế khác là, tại Niger, các thiết bị phục vụ cho điều trị AIDS đều tập trung hầu hết tại thủ đô. Chỉ cho mãi tới gần đây, chính phủ mới bắt đầu quan tâm chỉ đạo việc phân bố các công tác xét nghiệm và điều trị tới các vùng sâu xa trên toàn quốc. Cũng cần lưu ý rằng, đất nước này có tới 3/4 diện tích là sa mạc.
Có tới 4 trong số 5 trung tâm có khả năng cấp phát thuốc ARV được đặt tại Niamey, cái còn lại ở Galmi, cách Niamey 500 km về phía đông, gần với biên giới Nigeria, tuy nhiên cũng chỉ mới được mở khoảng vài tháng trước đây.
Ông Bagnou cho biết, chỉ có hơn 30 bác sĩ được đào tạo chuyên ngành và có thể kê đơn thuốc ARV cho bệnh nhân, nhưng hầu hết đều làm việc tại Niamey.
Cũng có những nhóm hỗ trợ của người dân tham gia công tác chống AIDS cũng sẽ làm tăng hiệu quả của những nỗ lực nhằm giúp đỡ người bệnh.
Louis Pizzaro, lãnh đạo tổ chức chống AIDS của Pháp Solthis cho biết, tại Tillabery, một thành phố lớn bên sông Niger, cách Niamey 130 km về phía tây bắc, những trẻ em mồ côi
Moussa Ide, lãnh đạo trung tâm điều trị bệnh nhân ngoại trú chữ thập đỏ tại Niamey cho biết, năm nay đã có 2,000 người tham gia làm xét nghiệm, đã có 4% trong số ấy nhiễm HIV dương tính.
Ông cũng cho biết, khả năng chữa trị của trung tâm chỉ là 800 bệnh nhân nhưng cho tới cuối năm nay, có thể nó sẽ phải đón nhận khoảng 1000 người trong danh sách.
Theo ông, "người dân đã bảo nhau rằng trung tâm này chữa trị thực sự hiệu quả. Một bằng chứng được đưa ra hết sức thuyết phục là trường hợp của một người ban đầu có cân nặng 80 không gian, khi mới đến trung tâm chữa bệnh, anh ta chỉ còn nặng 35 kg, nhưng sau một thời gian điều trị, anh đã trở lại được với cân nặng ban đầu".
Sani, một người đã tham gia chương trình cung cấp thuốc ARV của trung tâm chữ thập đỏ vui vẻ cho biết, anh có cảm giác mình là một con người hoàn toàn mới. Anh nói: "Thậm chí mọi người đã không biết là tôi đang mang bệnh nữa. Ở đất nước này, hễ ai đó đột nhiên sút cân bất thường liền bị quy kết nhiễm HIV/Aids, chính vì thế những người bệnh cứ mòn mỏi và chết sớm bởi những thái độ vì thái độ miệt thị, thành kiến đó. Có thể nói, chúng tôi biết ơn thuốc ARV vì nhờ có nó mà chúng tôi đã không phải chịu những điều tồi tệ đó".
Đỗ Dương dịch từ
http://www.alertnet.org/thenews/newsdesk/IRIN/647bf8eee9d7d4854e0907cff92573f3.htm
▪ KwwaZulu-Natal: Trẻ không tiếp cận được với thuốc điều trị ARV (03/07/2005)
▪ Leo thang giá thuốc điều trị HIV/AIDS (01/07/2005)
▪ Thuốc tránh thai kiêm phòng lây nhiễm HIV/AIDS (01/07/2005)
▪ Thuỵ Điển: Nghiên cứu thuốc mới chống HIV (01/07/2005)
▪ Thuốc trị HIV ngăn được cả sốt rét (30/06/2005)
▪ Trạm xét nghiệm HIV lưu động tại hạt Los Angeles (29/06/2005)
▪ Bangladesh: Trang bị kiến thức về HIV/AIDS cho 15000 thầy tế (29/06/2005)
▪ Châu Phi: Phát hiện kiểu phụ của virus HIV ở người dân Minnesota (23/06/2005)
▪ Thuốc chống AIDS gặp rào cản tại Châu Phi (21/06/2005)
▪ Ấn Độ: Thử nghiệm vaccine AIDS mới (21/06/2005)