Tổ chức Sáng kiến vắc xin phòng AIDS quốc tế (International Aids Vaccine Initiative - IAVI) của Nam Phi và một công ty của Mỹ muốn thực hiện thử nghiệm này nhằm xác định tính an toàn và hiệu quả của thuốc.
Loại vắc xin mới có tên là "tgAAC09" là loại vắc xin phòng HIV được bào chế dựa trên loại virus HIV kiểu phụ C, loại kiểu phụ virus phổ biến nhất ở miền Đông và miền Nam châu Phi.
IAVI cho biết: "Lần thử nghiệm này sẽ kéo dài 18 tháng và cần 78 tình nguyện viên tất cả, bao gồm cả nam lẫn nữ nhưng phải là những người khoẻ mạnh. tgAAC09 được bào chế nhằm kích thích hai kiểu phản ứng miễn dịch khác nhau, một phản ứng kháng thể và một phản ứng gián tiếp qua tế bào.
Loại vắc xin này chứa bản sao nhân tạo của virus HIV và không gây lây nhiễm HIV/AIDS".
Cuộc thử nghiệm vắc xin được tiến hành tại 3 điểm trên toàn Nam Phi:
- Đơn vị nghiên cứu HIV tiền sinh thuộc bệnh viện Chris Hani-Baragwanath ở
- Viện nghiên cứu HIV Desmond Tutu, đại học
- Khu cư xá Medunsa thuộc đại học
IAVI cũng định sẽ lập kế hoạch thử nghiệm vắc xin này ở
Trong những nỗ lực hợp tác công-tư, IAVI đang cố gắng phát triển nguồn quỹ, thực hiện các nghiên cứu tiền lâm sàng, nghiên cứu lâm sàng để thử nghiệm vắc xin nói trên.
Lần thử nghiệm ở Nam Phi lần này là bước tiếp theo sau thử nghiệm thành công từ giai đoạn 1 với các thử nghiệm được tiến hành trong hai năm qua tại Bỉ, Đức và Ấn Độ.
Với những vắc xin được chứng minh đủ an toàn trong các thử nghiệm giai đoạn 1 sẽ chuyển tiếp sang các thử nghiệm giai đoạn 2, ở giai đoạn này, các nhà nghiên cứu được phép thử nghiệm phản ứng miễn dịch và lấy thêm dữ liệu cần thiết về độ an toàn của thuốc.
Đây là lần thử nghiệm vắc xin HIV giai đoạn 2 đầu tiên được tổ chức tại Nam Phi.
IAVI ước tính trên 6 đại lục hiện nay có khoảng 30 lần thử nghiệm vắc xin phòng chống HIV ở người.
Ông Vardas, chủ trì vấn đề ngoại giao quốc gia của lần thử nghiệm này cho biết: "Chúng tôi thực sự vui mừng vì Nam Phi đã đóng vai trò đi đầu trong công tác làm xét nghiệm các loại vắc xin nhiều triển vọng, từ đó đem lại những hy vọng đầy giá trị nhân đạo và y học về một loại vắc xin có khả năng phòng chống bệnh dịch thế kỷ".
Nam Phi đã từng chấp thuận những lần thử nghiệm vắc xin HIV đầu tiên vào năm 2003, trong đó cũng đã có một dự án thử nghiệm của AIVI.
Năm 1999, chính phủ Nam Phi còn sáng lập tổ chức Sáng kiến vắc xin chống AIDS của Nam Phi nhằm điều phối hoạt động nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm vắc xin HIV (Saavi).
Saavi trở thành bộ phận điều phối quốc gia về nghiên cứu vắc xin ở Nam Phi, tổ chức này có nhiệm vụ làm việc với cả những đối tác trong nước và quốc tế.
Bác sĩ Seth Berkley, tổng giám đốc của IAVI cho biết: "Tìm ra được loại vắc xin chống Aids cho nhiều vùng trên thế giới là một thách thức khoa học hết sức khó khăn với chúng tôi. Vắc xin phòng bệnh sẽ giúp ta chấm dứt hoặc kiểm soát được một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất mà loài người từng biết đến. Do vậy, tìm kiếm vắc xin ngăn chặn sự lây lan virus HIV phải là ưu tiên mang tính toàn cầu".
IAVI là một tổ chức phi lợi nhuận toàn cầu có nhiệm vụ đẩy nhanh công tác phát triển các vắc xin phòng chống HIV/AIDS.
Kim Thoa theo http://www.int.iol.co.za/
▪ Tổng thống Ukraine và những cải cách y tế (17/11/2005)
▪ Một người Anh miễn dịch với virus HIV (13/11/2005)
▪ Thuốc kháng virus điều trị hiệu quả cho người nhiễm HIV ở thế giới thứ ba (12/11/2005)
▪ Thuốc Lamivudine điều trị AIDS tại Ấn Độ được FDA chấp nhận (11/11/2005)
▪ Thuốc kháng virus tại Jamaica (10/11/2005)
▪ Kenya: Kế hoạch táo bạo làm giảm lây nhiễm Aids (08/11/2005)
▪ Hà Lan: Tìm ra chất ngăn ngừa lây nhiễm HIV trong sữa mẹ (07/11/2005)
▪ Bang Massachusetts: Thuốc điều trị HIV/AIDS kéo dài tuổi thọ cho người bệnh (31/10/2005)
▪ HIV tàn phá não bộ mạnh mẽ (28/10/2005)
▪ Mở chiến dịch chống AIDS ở trẻ em (28/10/2005)