Bác sĩ Mark Drapkin, chuyên viên hợp tác về bệnh truyền nhiễm ở bệnh viện Newton-Wellesley cho biết: "Mười 10 trước đây bệnh nhân nào của tôi nếu chẳng may nhiễm AIDS thì đều phải chết. Tôi đã phải đi dự rất nhiều đám tang như thế ở vùng tây ngoại ô này".
Nhưng kể từ năm 1995, chỉ có 1 trong số 40 bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS của bác sĩ Drapkin tử vong. Có thể nói, thuốc kháng virus đã khiến căn bệnh thế kỷ một thời được coi là án tử hình cho người mắc phải giờ đây trở thành căn bệnh hoàn toàn kiểm soát được.
Bác sĩ Michael Newstein, chuyên gia bệnh truyền nhiễm ở trung tâm y tế khu vực Milford cho biết: "Ngày nay, tôi coi HIV/AIDS là một căn bệnh hơn bệnh kinh niên một chút, hoàn toàn kiểm soát được giống như tiểu đường miễn là bạn được điều trị bằng thuốc. Không hề có sự hạn chế nào về tuổi thọ đối với người mắc bệnh nữa. Ngay cả với những người đã chuyển sang giai đoạn AIDS… nếu được điều trị thường xuyên, hiệu quả thì vẫn có thể trở lại với cuộc sống bình thường được".
Cho tới ngày 31/12/2004, ở Massachusetts đã có 15,289 người người nhiễm HIV/AIDS, tăng 25% so với năm 1999. Đây là thống kê của Sở y tế công cộng.
Số người nhiễm virus HIV cũng tăng ở mức tương tự trong hai khu vực Metro West và Milford. Dữ liệu thu thập từ 33 thành phố và thị trấn ở hai vùng này cho thấy tỉ lệ nhiễm bệnh tăng 28% (năm 2000 là 502 trường hợp, năm 2004 là 643 trường hợp).
Tất nhiên những con số nói trên chưa phải là chính xác tuyệt đối vì ở những vùng đó vẫn còn khoảng từ 1 đến 4 trường hợp không được báo cáo vì người dân giữ bí mật.
Ông Kevin Cranston, giám đốc Cục DPH HIV/AIDS cho rằng, mức tăng các trường hợp lây nhiễm HIV không chỉ do các trường hợp lây nhiễm mới bởi, số nhiễm mới vẫn thường ở mức ổn định khoảng 1000 trường hợp mỗi năm.
Ông Cranston nói: "Với mức tăng ổn định và khả năng kéo dài tuổi thọ ngày càng dài, chúng ta có một số lượng người nhiễm HIV/AIDS cũng tăng rất ổn định".
Ngay từ khi HIV xuất hiện ở Massachusetts cho tới nay đã có hơn 26,000 người nhiễm bệnh và 58% số ấy hiện vẫn còn sống.
Số liệu báo cáo thống kê không tính hết được những trường hợp nhiễm bệnh trong toàn bang Massachusetts vì rất nhiều người nhiễm bệnh song lại không đi làm xét nghiệm, và đây là lý do khiến HIV vẫn tiếp tục lây lan. Chính phủ liên bang ước tính hiện có hơn 1 triệu người Mỹ nhiễm HIV/AIDS song phải có tới 1/4 số họ chưa được chẩn đoán bệnh.
Cô Sister Betsy Conway, giám đốc chương trình New Beginnings, một chương trình dành cho bệnh nhân HIV/AIDS có thu nhập thấp tại Framingham do Hội đồng South Middlesex Opportunity điều hành nói: "Vẫn có những người không biết mình nhiễm bệnh và virus cứ tiếp tục lan truyền. Với những kiến thức chúng ta biết được ngày nay về căn bệnh thì HIV/AIDS hòan toàn có thể phòng tránh được".
Theo cô Conway, hầu hết người dân ở chỗ cô đều đã được hưởng những điều kiện chăm sóc tốt hơn nhưng một số khác thì chưa.
Cô nói: "Vẫn còn có những người không chịu dùng thuốc và những người không dùng thuốc nữa. Điều này luôn làm tôi trăn trở. Tôi không nghĩ chúng ta cảm thấy thoải mái được khi vẫn còn có những người chết vì những biến chứng của căn bệnh".
Rất nhiều người dùng thuốc kháng virus chỉ cần một vài viên mỗi ngày nhưng cũng có người phải được tiêm hàng ngày. Một số người mới chỉ ở giai đoạn đầu nhiễm HIV thì không điều trị cho tới khi xuất hiện những dấu hiệu chắc chắn. Tất cả những điều đó, theo ông Drapkin, cho thấy việc điều trị là hết sức cần thiết.
Ông Cranston nói thêm, hiện tại bên cạnh việc nâng cao chất lượng thuốc điều trị thì ở Massachusettes, đội ngũ bác sĩ chuyên nhiệm về chăm sóc người nhiễm HIV cũng đã rất phổ biến. Cô Drapkin cho biết, với những người không đủ tiền trang trải cho thuốc men điều trị có thể xin hỗ trợ từ các chương trình cấp thuốc quốc gia.
Tuy nhiên, ông Drapkin tỏ ra hết sức lo lắng khi ý thức cảnh giác của người dân với HIV/AIDS ngày càng thấp hơn. Ông cho biết, rất nhiều bệnh nhân mới của ông đã liều lĩnh có những hành vi tình dục rất nguy hiểm.
Đặng Dương theo http://www.dailynewstribune.com
▪ HIV tàn phá não bộ mạnh mẽ (28/10/2005)
▪ Mở chiến dịch chống AIDS ở trẻ em (28/10/2005)
▪ Bang Texas: Ba giáo sư tham gia thuyết trình về HIV (27/10/2005)
▪ Zambia thử nghiệm lâm sàng liệu pháp điều trị HIV bằng thảo dược (26/10/2005)
▪ Show diễn cổ vũ cho phương pháp xét nghiệm nhanh HIV (25/10/2005)
▪ Không dùng thuốc trị HIV trong ngày nghỉ cuối tuần được không? (24/10/2005)
▪ Các nước nỗ lực nghiên cứu phát triển vắcxin chống HIV (20/10/2005)
▪ Thái Lan đẩy mạnh nghiên cứu dược phẩm (19/10/2005)
▪ Mỹ: Đo lợi tính hại của bộ dụng cụ xét nghiệm HIV nhanh tại nhà (17/10/2005)
▪ Mỹ thử nghiệm thuốc điều trị HIV/AIDS mới (16/10/2005)