Thuốc chống AIDS gặp rào cản tại Châu Phi
Các Website khác - 21/06/2005

Theo như thông báo của các quan chức thuộc một số công ty y dược Mỹ, Liên hợp quốc và châu Phi thì các quốc gia châu Phi đang từ chối việc chấp nhận việc Cục quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ đồng ý cho phép lưu thông loại thuốc điều trị AIDS mới và gây cản trở cho việc cấp phát loại thuốc rẻ tiền này tới các bệnh nhân trên châu lục này.

Vấn đề này cho thấy rõ sự thiếu hợp tác song phương giữa các nhà điều chỉnh về thuốc của Mỹ và Liên hợp quốc. Và điều này đã gây ảnh hưởng tiêu cực tới những nỗ lực của Mỹ trong việc phổ biến nhanh chóng liệu pháp điều trị AIDS mới ở khu vực đang bị đe doạ nghiêm trọng nhất thế giới bởi căn bệnh thế kỷ.

Cả bốn quốc gia Nigeria, Uganda, Ethiopia và Tanzania đã tuyên bố với nhà sản xuất thuốc chống AIDS mới ở Nam Phi là Aspen Pharmacare rằng, việc chấp thuận của FDA với loại thuốc chống virus không làm họ lưu tâm khi xem xét việc điều phối thuốc. Hơn nữa các quan chức của bốn nước này khẳng định, từ rất lâu rồi họ cũng đã yêu cầu Tổ chức y tế thế giới nghiên cứu về tính an toàn cũng như chất lượng của loại thuốc mới này.

Các quan chức Mỹ đã không lường trước được những rào cản này. Việc cản trở này đã kéo theo hàng loạt các cuộc thảo luận trao đổi tuần vừa qua giữa Mỹ, LHQ với các quan chức châu Phi. Thậm chí, điều phối viên toàn cầu về AIDS của Mỹ, ông Randall L.Tobias đã phải gọi điện cho tổng giám đốc của Who – Bác sĩ Lee Jongwook để yêu cầu chấp thuận những loại thuốc đã được FDA kiểm nghiệm.

Các quan chức của Mỹ thì một mực khẳng định, không có bất cứ ai từ chối loại vắc xin chống AIDS mới với lý do về giá cả quá đắt bởi chi phí cho loại thuốc này một năm chỉ mất 200 đô la cho mỗi bệnh nhân. Riêng Mỹ hiện nay vẫn đang nhập vào và bán ra những loại thuốc có thương hiệu nổi tiếng với giá khoảng từ 500 đến 800 đô la Mỹ mỗi năm.

Quả thực có một điều không được rõ ràng lắm khi Mỹ vẫn tiếp tục nhập những loại thuốc rẻ tiền mặc dầu các quan chức đã có dự định bắt đầu triển khai việc buôn bán loại vắc xin mới cho AIDS ở một số bang trong vòng sáu tháng. Nhưng nếu quá trình đó kéo dài hoặc chương trình điều trị AIDS tiếp tục mở rộng cho số bệnh nhân đăng kí theo như dự kiến thì số người phải chờ đợi loại thuốc kéo dài sự sống cũng sẽ tăng lên dần.

Hơn nữa họ còn viện vào một lý lẽ nữa, giá cả của các loại thuốc đắt hơn chắc chắn sẽ vượt qua ngân quỹ cho phép của quốc gia.

Ông Paul Zeitz, chủ tịch khối liên minh toàn cầu chống AIDS, một tổ chức hoạt động tích cực tại Washington D.C nói: "Giá như hơn một năm trước đây các quan chức Mỹ tiến hành một hệ thống phân phối thuốc mà được người dân chấp thuận, thì nay, chắc chắn chúng ta đã tiến xa hơn rồi. Chính họ đã gây ra những tranh cãi hiện nay".

Một năm trước đây, các quan chức phía Mỹ đã tuyên bố, họ sẽ mua loại vắc xin chống AIDS mới cho châu Phi nếu như các loại thuốc đó đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn để có thể bán ra tại châu lục này. Tuy nhiên họ cũng nói, các tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới không khớp với tiêu chuẩn của châu Phi đặt ra và cũng từ chối lựa chọn gửi các nhà khoa học Mỹ tới Geneva để yểm trợ các nhân viên của WHO.

Việc thiết lập một hệ thống xem xét song phương đối với thuốc điều trị AIDS đã tạo ra quan hệ căng thẳng giữa WHO và chương trình chống AIDS toàn cầu của Mỹ. Nhưng các quan chức của WHO trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại từ Geneva cho biết, họ sẽ làm việc với các nhà khoa học của FDA nhằm đẩy nhanh việc trao đổi thông tin về bất cứ loại thuốc nào được các nhà điều phối thuốc của Mỹ chấp thuận. Trong khi đó, các nhà điều phối thuốc thuộc WHO thì từ chối việc chấp thuận những loại thuốc đã được FDA thông qua.

Bác sĩ Jim Yong Kim, chủ nhiệm chương trình phòng chống HIV/AIDS của WHO tuyên bố với FDA: "Chúng tôi sẽ nhanh chóng chấp thuận những loại thuốc ấy. Và chúng tôi cũng thực sự hạnh phúc khi tạo ra được mối quan hệ tốt đẹp đó". Ông cũng nói thêm, chính việc người châu Phi tín nhiệm các tiêu chuẩn do WHO đặt ra đã cho thấy tầm quan trọng trong công tác của chúng ta cũng như ảnh hưởng mạnh mẽ của mối quan hệ giữa hai bên đối với các quốc gia khác.

Nhưng các quan chức Mỹ thì không giấu giếm sự sốt ruột của họ với việc dựa dẫm vào sự chấp thuận của WHO, điều mà trước đây họ đã sớm từ chối bởi nó không đủ nghiêm khắc cho lắm. Trong năm ngoái, hoạt động của WHO cũng đã chia sẻ bớt những khó khăn của tổ chức, họ đã loại bỏ khỏi danh sách 18 loại thuốc mà trước đây đã từng được chấp thuận. Dẫu rằng rất nhiều trong số những loại thuốc ấy sau này lại được chấp nhận lại nhưng việc nhầm lẫn kiểu này đã các quốc gia châu Phi buộc phải chuyển hướng các chế độ điều trị.

Bác sĩ Mark Dybul, điều phối viên đại diện cho chương trình phòng chống AIDS toàn cầu tại Mỹ trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại từ Mozambique đã thốt lên: "Điều đó thật mỉa mai thay. Chúng tôi đã bị phàn nàn bởi một số người vì việc làm chậm trễ việc thu mua thuốc do phải thông qua hàng loạt những thủ tục nhiêu khê trước khi có thể bán rộng rãi ra thị trường. Còn ngày nay, chúng ta đã có những đại lý phân phối nghiêm ngặt trên toàn thế giới, do đó có thể đáp ứng được tất cả các nhu cầu của người bệnh, và khi đó, chúng ta sẽ chẳng có sức đâu mà dùng thuốc nữa.

Stavros Nicolaou, uỷ viên cao cấp thuộc Aspen chịu trách nhiệm về phát triển thương mại chiến lược tỏ ra đôi chút thất vọng.

Trong một cuộc phỏng vấn ở Cape Town tại hội nghị cấp cao về kinh tế châu Phi gần đây, Nicolas nói: "Sau khi được FDA chấp thuận, chúng tôi những tưởng mọi rào cản đều được dỡ bỏ và sẽ có hàng loạt các đơn đặt hàng. Nhưng rồi sau đó lại là thất bại. Nếu anh đến những quốc gia này và bảo, "đây là sản phẩm đã được FDA công nhận", họ sẽ nói với anh, "Xin lỗi, nhưng chúng tôi cần những sản phẩm được WHO chấp thuận cơ". Những thứ có xuất xứ từ Nigeria, Ethiopia, Uganda, Tanzania hay WHO đều được chấp nhận nhiều hơn của FDA.

Nicolaou cho biết, bên cạnh những yêu cầu của WHO thì cả bốn quốc gia của châu Phi đều yêu cầu Aspen đăng ký cho đơn vị và cho cả sản phẩm của mình trước khi phân phối vào thị trường. Mà để hoàn thành quá trình ấy, theo ông sẽ mất từ chín tháng tới một năm.

Các quan chức của cả Nigeria và Uganda đều biện hộ cho chuyện họ nương nhờ vào WHO và nói rằng, việc đăng ký của Aspen cũng như cho các loại thuốc của hãng này chỉ mất từ một đến bốn tháng mà thôi.

Bác sĩ James Makumbi, chủ tịch ban chỉ đạo thuốc quốc gia của Uganda, trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại từ Kampala cho biết: "Tôi nghĩ, việc chúng tôi hỏi xin sự đồng thuận của WHO một phần là vì có liên hệ tới lịch sử, chúng tôi cũng đã từng là thành viên của tổ chức này. Điều này chính là lý do chúng tôi đã phải làm nhiều thứ bởi vì quãng thời gian xa xưa đó. Chúng tôi đã không hỏi xin sự đồng thuận của FDA. Tôi nghĩ, điều này chính là vấn đề cơ bản với FDA trong việc tương tác với WHO, bởi lẽ WHO luôn luôn có thể chứng thực điều đó".

Còn bác sĩ John Idoko, chủ tịch uỷ ban về thuốc chống virus cấp quốc gia của Nigeria cho biết, loại thuốc đã đăng ký của Aspen có lẽ sẽ nhanh chóng được phân phối. Ông nói: "Sẽ không mất đến chín tháng hay một năm đâu, tôi đảm bảo với ông là quá trình đí sẽ nhanh hơn nhiều.

Ông Makumbi cũng tán thành với quan điểm của bác sĩ Ikodo là chỉ khoảng bốn tháng nữa, thuốc của Aspen sẽ được đăng ký. Trong tuần qua, các nhà điều phối thuốc ở Ethiopia và Tanzania đã không có cuộc hồi đáp điện thoại nào cả.

Ông Dybul trong một cuộc trả lời phỏng vấn qua điện thoại lần thứ hai từ Washington cuối tuần trước cho biết, ông không cho rằng có dấu hiệu nào chứng tỏ việc trì hoãn nhập khẩu vắc xin mới của Mỹ dẫn tới việc chậm trễ trong phương pháp điều trị AIDS của bệnh nhân ở nước này. Ông cũng nói, ông hy vọng, chương trình của Mỹ sẽ sớm triển khai việc nhập khẩu một số loại thuốc phòng chống AIDS trong vòng sáu tháng tới.

Trong vòng 7 tháng qua, FDA cũng đã chấp thuận bốn loại thuốc chống AIDS mới. Có ít nhất một trong các nhà sản xuất thuốc là Ranbaxy của Ấn Độ đã đăng ký sản phẩm của hãng với một vài quốc gia châu Phi. Các quan chức WHO cho biết, hiện tại học cũng đang xem xét một số loại thuốc được FDA chấp thuận.

Ông Dybul cho rằng: "Mỗi quốc gia phải biết tự quyết trong việc chấp thuận sử dụng loại thuốc nào. Chúng tôi đã đề xuất và nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề này với các bộ trưởng bộ y tế các nước cũng như bất cứ nơi nào chúng tôi có thể. Đây là một vấn đề cấp thiết, chúng ta càng kiên quyết thực hiện càng tốt.

Dương Kim Thoa dịch từ

http://www.boston.com/news/world/africa/articles/2005/06/20/aids_drugs_hit_roadblock_in_africa/?page=2