Trong vài nǎm gần đây, các thuốc mới có hiệu lực chống HIV đã được phát triển và đã làm giảm tử vong do AIDS tại các nước phát triển. Nhưng việc điều trị chống virut quá tốn kém và không đơn giản nên chưa ứng dụng được ở các nước đang phát triển. Theo ước tính của Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), sau 20 nǎm cǎn bệnh AIDS xuất hiện đến nay trên toàn thế giới có khoảng 33,6 triệu người sống với HIV/AIDS và ước tính có 16,3 triệu người tử vong do HIV/AIDS, 95% số người mang HIV hiện sống ở các nước đang phát triển và khoảng 2/3 trong số đó sống tại khu vực nam Sahara - nơi có 8% số người trưởng thành bị nhiễm HIV. Phần lớn người nhiễm HIV sẽ chết do AIDS trong vòng 10 nǎm, và vì không biết đã bị nhiễm, nên đã truyền HIV cho nhiều người khác trong nhiều nǎm sau.
Làm thế nào để những tổn thất khủng khiếp này ngừng lại?
Niềm hy vọng to lớn nhất trong một tương lai gần của chúng ta, là tạo ra một vac-xin dự phòng. Như các nhà khoa học, các nhà hoạt động xã hội và các quan chức y tế tập hợp tại các hội nghị AIDS quốc tế mới đây, tuy chưa có tiên đoán sẽ có thành công lớn sắp xẩy ra, nhưng mục đích đang tiến triển tới khả thi. Mỗi người, từ các nhà tài trợ tới các chính phủ đều hứa hẹn hỗ trợ cho một nỗ lực nghiên cứu trên quy mô lớn, và các nhà khoa học đã đạt được tiến bộ thực sự. Bác sĩ Anthony Fauci - Viện trưởng Viện dị ứng và truyền nhiễm quốc gia Mỹ đã nêu lên "Có nhiều lạc quan cho thấy chúng ta sẽ có một vac-xin trong vòng 10 nǎm tới".
Tất nhiên mục tiêu là huấn luyện cho hệ miễn dịch cơ thể nhận biết và phòng tránh được HIV. Các nhà nghiên cứu đang theo đuổi nhiều chiến lược khác nhau, và hiện nay một số nhóm đang đánh giá các vac-xin thử nghiệm trên người. Giữa nǎm 1998 hãng dược phẩm Vaxgen ở California bắt đầu tiến hành một thử nghiệm trên 7000 người tự nguyện ở Mỹ và Thái Lan. Nhóm được thử nghiệm - chủ yếu đồng tính luyến ái nam (NĐTLA) và người tiêm chích tĩnh mạch ma túy đã được xét nghiệm HIV âm tính - sẽ được tiêm hoặc giả dược hoặc một thành phẩm pha chế gọi là AIDS vax. Sau đó các nhà nghiên cứu khuyến cáo cả 2 nhóm này tránh hành vi nguy cơ, và được theo dõi tỷ lệ nhiễm HIV sau khi tiêm.
AIDS vax gồm các mảnh rất nhỏ của "gp 120" đó là glucoprotein vỏ ngoài mà HIV sử dụng để bám dính vào các tế bào đích. Nếu vac-xin tác động như mong muốn, sẽ kích thích sản xuất các kháng thể - và các kháng thể sẽ bám dính vào các vùng quyết định của gp 120, ngǎn cản HIV gây nhiễm các tế bào cảm thụ.
Đáng tiếc, còn ít chuyên gia tin tưởng hiện tượng này sẽ xẩy ra. Trong thời gian 14 nǎm các hợp chất như AIDS vax đã qua nhiều phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã biết gp 120 là glucoprotein trong thành phần của virut có khả nǎng biến đổi cao nhất. Sự đột biến nhanh đến mức cấu trúc của một chủng HIV qua thế hệ tiếp sau có thể thay đổi tới 30%. AIDS vax có thể tạo ra các kháng thể với 1 hoặc 2 chủng, nhưng không bảo vệ được toàn bộ các chủng, và tác dụng sẽ giảm đi do HIV biến đổi. Nhưng đó chỉ là một phần của vấn đề. Tự bản thân các kháng thể, không có đủ tác dụng bảo vệ với bất kỳ chủng HIV nào. Chúng có thể hỗ trợ để kiểm soát các virut tự do, nhưng không thể phá hủy các virut đã xâm nhiễm vào trong tế bào. Norman Letvin, nhà miễn dịch học ở Trường đại học Harvard nhận xét, HIV thường di chuyển qua tế bào, trực tiếp xuyên qua giữa tế bào. Hệ miễn dịch có thể học cách tiêu diệt các tế bào này, nhưng đòi hỏi một loại vac-xin khác để đáp ứng cho hệ miễn dịch thực hiện.
Nhiều công nghiệp dược phẩm hiện nay đang chạy đua để phát triển vac-xin. Một loại dự tuyển có triển vọng là HGP-30W, một vac-xin thực nghiệm do Tổ hợp Cel-Sci ở Virginia phát triển. Phương pháp của Cel-Sci là xác định một vùng ổn định của HIV-1 đoạn protein lấy từ nhân virut có khả nǎng giữ nguyên hình dạng trong khi các thành phần khác biến đổi.
Khi một người được tiêm loại protein này, các tế bào miễn dịch chuyên biệt sẽ cắt protein ra các mảnh nhỏ và biểu thị các mảnh này trên bề mặt, thúc đẩy phần còn lại của hệ miễn dịch tấn công bất kỳ tế bào nào mang chất protein này. Vấn đề là tình trạng đáp ứng miễn dịch này có thể đủ khả nǎng để bảo vệ cơ thể. Khi các nhà nghiên cứu của Cel-Sci tiêm máu lấy từ các người được miễn dịch vào 50 chuột tại labô, sau đó tiêm vào nhóm chuột này các chủng HIV khác nhau, 78% chuột chống lại nhiễm trùng với HIV.
Bất kỳ vac-xin nào dựa trên các thành phần protein của HIV có thể đủ tiềm nǎng miễn dịch để bảo vệ toàn thể cộng đồng không?
Một số chuyên gia nghi ngờ vấn đề này. Ronald Desrosiers, nhà nghiên cứu vac-xin tại Trường đại học Y Harbard và Trung tâm nghiên cứu động vật linh trưởng vùng New England, lưu ý rằng các virut giảm độc lực đã là biện pháp tốt nhất để loại trừ bệnh bại liệt và đậu mùa. Và tin tưởng rằng virut sống giảm độc lực là vac-xin cuối cùng sẽ cứu được nhân loại thoát khỏi bệnh AIDS. Qua loại bỏ một số gen của virut AIDS loại khỉ (thường được gọi là SIV - virut gây suy giảm miễn dịch của khỉ), Desrosiers đã tạo ra các vac-xin có hiệu quả cao với khỉ. Hiện nay dựa trên cùng nguyên lý này ông ta thiết tha muốn được thử nghiệm trên người. Cùng cộng tác với Therion Biologics thuộc Massachusetts, đã dùng kỹ thuật gen tạo ra một typ HIV có thể gây nhiễm các tế bào của người nhưng thiếu hụt 3 loại gen trong số 9 loại gen cấu thành virut. Kinh nghiệm gợi ý vac-xin này sẽ có tác dụng hơn các loại vac-xin khác hiện nay đang được phát triển và hàng trǎm chuyên gia AIDS nóng lòng muốn thấy vac-xin được đưa vào thử nghiệm và họ sẵn sàng tình nguyện được làm người thử nghiệm. Sự lo ngại là virut sống giảm độc lực này có thể gây bệnh AIDS ở các người có hệ thống miễn dịch suy yếu, hoặc virut vac-xin có thể tiến triển tới một dạng có độc lực khi nó được sử dụng rộng rãi.
Có bao nhiêu nguy cơ đáng được chấp nhận?
Trong tương lai gần, chúng ta phải chọn lựa giữa các vac-xin an toàn nhưng không bảo vệ được nhiều người, và vac-xin có hiệu quả như gây bệnh cho một số người. Các chính phủ có thể phải quyết định sử dụng một vac-xin có nhiều tác dụng phụ, hơn là không có vac-xin, và các nhà sản xuất phải đối mặt một tình trạng khó xử về đạo đức qua thử nghiệm và thị trường hóa.
Tuy có nhiều hy vọng, nhưng chúng ta không được chỉ chờ đợi mà phải hành động phòng chống trên nhiều mặt khi HIV vẫn tiếp tục gây kinh hoàng trên toàn cầu.
GS. Đào Đình Đức (Báo SK&ĐS)
▪ Giá thuốc điều trị AIDS của Việt Nam tiếp tục giảm (26/03/2003)
▪ Thuốc AIDS sản xuất tại Việt Nam: Có thuốc - chưa có người mua (08/05/2003)
▪ Đang tìm chỗ đứng (29/06/2002)
▪ Bao giờ có thuốc điều trị AIDS giá rẻ ở Việt Nam? (29/04/2002)
▪ Thái Lan đưa ra thuốc chống AIDS rẻ nhất thế giới (09/04/2002)
▪ Châu Phi tìm kiếm nguồn thuốc giá rẻ điều trị AIDS (11/12/2001)
▪ Virus viêm gan G - niềm hy vọng mới của bệnh nhân nhiễm HIV (05/03/2004)
▪ Vatican chỉ trích các hãng dược phẩm (31/01/2004)
▪ Các nước nghèo phải được tiếp cận thuốc trị AIDS giá rẻ (15/07/2003)
▪ Vì sao linh trưởng bị nhiễm HIV nhưng không bị bệnh AIDS? (29/02/2004)