Mô hình “Tổ tự quản Dòng tộc về an ninh trật tự” ở xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long được thành lập năm 2011 trong vùng tộc người Khmer đã tuyên truyền, nhắc nhở con cháu trong gia đình, dòng họ phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tập trung học hành, chí thú làm ăn, không cờ bạc, rượu chè, hút chích, đua xe… Đến nay, mô hình đã nhân rộng trên các địa bàn phường Hộ Phòng (thị xã Giá Rai), xã Vĩnh Trạch Đông (thành phố Bạc Liêu); xã Lộc Ninh, xã Ninh Thạnh Lợi, thị trấn Ngan Dừa (huyện Hồng Dân); xã Vĩnh Hậu, thị trấn Hòa Bình (huyện Hòa Bình).
Các mô hình như “Tổ Ngư dân tự quản về an ninh trật tự trên biển” ở thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải; Câu lạc bộ “Nữ phòng chống tội phạm” ở huyện Đông Hải; Phòng chống tệ nạn xã hội “3 trong 1” tại phường Hộ Phòng, mô hình Câu lạc bộ “Người hoàn lương” ở thị xã Giá Rai; Phòng chống mua bán người tại xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi… cũng được nhân rộng trên địa bàn tỉnh.
![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Tuổi trẻ |
Đánh giá về công tác Phòng, chống tệ nạn xã hội, Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bạc Liêu Nguyễn Hùng Thái cho biết, các mô hình đều phát huy hiệu quả, giúp cán bộ, nhân dân nâng cao nhận thức trong phòng ngừa, ngăn chặn tệ nạn xã hội phát sinh; tạo điều kiện cho người lầm lỡ tiếp cận các dịch vụ tư vấn, vay vốn, học nghề, ổn định cuộc sống và hòa nhập cộng đồng.
Trong thời gian tới, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh sẽ tiếp tục hình thành, củng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy của mô hình “Phòng, chống tệ nạn xã hội” tại các xã, phường, thị trấn thực hiện thí điểm; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực, kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ cho 100% cán bộ trực tiếp tham gia công tác phòng, chống tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm và mua bán người) ở các đơn vị thí điểm. Sở tổ chức các hình thức tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong cán bộ và nhân dân; có từ 80% trở lên cán bộ và nhân dân trên địa bàn thí điểm được tuyên truyền về phòng, chống tệ nạn xã hội. Cùng với đó, Sở tạo điều kiện thuận lợi để các đối tượng thụ hưởng (người nghiện ma túy, người sau cai nghiện, người bán dâm, nạn nhân bị mua bán) được tiếp cận với các dịch vụ trợ giúp xã hội như: tâm lý, pháp lý, y tế, vay vốn, dạy nghề, tạo việc làm...
Đại tá Trần Phong, Phó Giám đốc Công an tỉnh cho biết, các mô hình, điển hình phải gắn kết, hòa nhập cùng phát triển với các phong trào khác như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá mới”, “xóa đói giảm nghèo”, “đền ơn đáp nghĩa”… phù hợp với từng vùng, lĩnh vực, điều kiện mới về kinh tế, xã hội; phải hợp lòng dân, vừa sức dân, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia nhiều hơn, tốt hơn, tự giác hơn. Các địa phương thường xuyên tổ chức rà soát đánh giá phân loại thực trạng chất lượng hoạt động của mô hình để có kế hoạch xây dựng, củng cố, nhân rộng mô hình phát huy tác dụng tốt, nâng chất lượng hoạt động của mô hình, loại bỏ mô hình hoạt động kém; nghiên cứu, phát triển mô hình mới phù hợp…/.
▪ Đắk Nông: Khởi tố 5 đối tượng xâm hại tình dục hàng loạt bé gái (08/06/2017)
▪ Sơn La: Mục tiêu 90-90-90 còn nhiều thách thức (05/06/2017)
▪ Phát hiện ra hang ổ lẩn trốn của virus HIV (02/06/2017)
▪ Cứu sống nữ bệnh nhân nhiễm HIV mắc hội chứng hiếm gặp (18/05/2017)
▪ 3 thanh niên cấp cứu vì hút cỏ Mỹ (16/05/2017)
▪ Các bác sĩ cảnh báo ngộ độc ma túy thế hệ mới (18/04/2017)
▪ Cảnh báo xâm hại tình dục bằng tiền chất ma túy (14/04/2017)
▪ Đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi về hàng loạt vụ xâm hại trẻ em (15/03/2017)
▪ Giám định pháp y về xâm hại tình dục trẻ em ra sao? (15/03/2017)
▪ WHO khuyến nghị tiêm vắc xin phòng sốt vàng trước dịch bệnh gia tăng (09/02/2017)