Sáng 13/7, Công an TP. Hà Nội đã tổ chức Hội thảo khoa học "Công tác quản lý, phòng ngừa, xử lý đối tượng suy giảm chức năng nhận thức, ảo giác, loạn thần do sử dụng ma túy tổng hợp và các chất hướng thần mới trên địa bàn thành phố Hà Nội-Thực trạng và giải pháp”.
![]() |
Đại tá Nguyễn Duy Ngọc, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát phát biểu tại Hội thảo
Xử lý đối tượng “ngáo đá” còn nhiều khó khăn, vướng mắc
Trong những năm qua, tệ nạn ma túy ở nước ta, trong đó có Hà Nội, tiếp tục có xu hướng gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, đạo đức, lối sống, là nguyên nhân dẫn đến các loại tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Đặc biệt, ma túy tổng hợp đã và đang phát triển rất nhanh, dần thay thế các loại ma túy truyền thống trước đây như: heroin, thuốc phiện..., người sử dụng chủ yếu là giới trẻ.
Đây là loại ma túy rất nguy hiểm, gây ảo giác hoang tưởng, suy giảm chức năng nhận thức, điều khiển hành vi dẫn đến những vụ phạm pháp hình sự đặc biệt nghiêm trọng, như: Giết người, giết nhiều người, giết người thân, bắt cóc... gây hoang mang, lo lắng và bức xúc trong dư luận xã hội.
Thời gian qua, Bộ Công an và thành phố Hà Nội đã có nhiều chương trình và giải pháp, biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn. Tuy nhiên, công tác quản lý, phòng ngừa, xử lý số đối tượng có biểu hiện "ngáo đá” còn nhiều hạn chế, vướng mắc như: Hệ thống các văn bản pháp luật chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ; về nhận thức, chưa có khái niệm, tiêu chí xác định, nhận diện và phác đồ điều trị cụ thể đối với các đối tượng có biểu hiện "ngáo đá".
Trong đó, công tác quản lý, phòng ngừa, xử lý đối tượng "ngáo đá” chủ yếu do lực lượng Công an trực tiếp thực hiện, sự tham gia, phối hợp của các lực lượng khác còn hết sức hạn chế nên hiệu quả công tác này chưa cao; đối tượng "ngáo đá” thực hiện các hành vi gây mất an ninh, trật tự vẫn còn diễn ra, gây lo lắng, bức xúc trong quần chúng nhân dân.
Tăng hiệu quả tuyên truyền, nhận thức cho nhân dân
Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, Đại tá Nguyễn Duy Ngọc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát cho rằng cần nhìn nhận thực trạng này một cách toàn diện, đầy đủ khi tội phạm ma tuý và tính chất các vụ việc liên quan đến ma túy ngày càng tăng. Nếu không kiểm soát chặt chẽ, không quản lý được địa bàn thì sẽ gây ra những hậu quả rất khôn lường. Vì vậy, Hà Nội cần rà soát đưa các đối tượng này vào lập hồ sơ, có kế hoạch để quản lý; đồng thời thu thập tài liệu liên quan để đưa đi chữa bệnh; xử lý hình sự đối với các đối tượng vi phạm.
Bên cạnh đó cần thực hiện tuyên truyền phù hợp với từng vùng, địa phương và các đối tượng, quan trọng nhất là để cho các cá nhân, gia đình nhận thức được sự nguy hại của ma túy đá. Đối với lực lượng công an, chủ công là lực lượng ma túy trong việc triệt phá các địa bàn, đường dây... cần kiên trì đưa ra các giải pháp và phân công rõ trách nhiệm; phối hợp với các lực lượng, cơ quan, ban ngành để thực hiện, hoàn thành mục tiêu đề ra.
Ti
▪ Quảng Ninh: Tệ nạn mại dâm nguy cơ phức tạp cả về tính chất lẫn quy mô (12/07/2017)
▪ Triệt phá đường dây mại dâm trá hình thông qua dịch vụ thuê phòng du lịch AirBnB (10/07/2017)
▪ Phối hợp liên ngành phòng, chống tội phạm ma tuý, mua bán người (08/07/2017)
▪ Một số người mẫu, diễn viên hoạt động mại dâm rất tinh vi (04/07/2017)
▪ Từ những vụ án ma túy lớn: Cần kiểm soát chặt tiền chất ma túy (28/06/2017)
▪ Bộ Công an kết luận về phòng chống ma túy ở Đồng Nai (22/06/2017)
▪ Bạc Liêu: Nhân rộng các mô hình phòng, chống tệ nạn xã hội (09/06/2017)
▪ Đắk Nông: Khởi tố 5 đối tượng xâm hại tình dục hàng loạt bé gái (08/06/2017)
▪ Sơn La: Mục tiêu 90-90-90 còn nhiều thách thức (05/06/2017)
▪ Phát hiện ra hang ổ lẩn trốn của virus HIV (02/06/2017)