Chiến dịch tuyên truyền mới về sức khỏe cộng đồng đang gây ra nhiều cái nhíu mày. Chiến dịch này, xuất phát từ bộ phận phòng chống AIDS của Văn phòng Sức khỏe Liên bang, trình bày hình ảnh những nữ kiếm sĩ hoặc những cầu thủ hockey đang say mê theo trận đấu của họ. Nhưng sự khác biệt không ngờ tới: toàn bộ các đấu thủ hoàn toàn khỏa thân.
Sự tương phản giữa cơ thể trần khỏe mạnh và lưỡi kiếm sắc có nhiệm vụ gởi đến thông điệp mạnh mẽ: "Không có hành động nào mà không cần sự bảo vệ."
Mẫu quảng cáo trên chắc chắn là thu hút được sự chú ý, đó cũng chính là điều mà Văn phòng Sức khỏe Liên bang trông đợi. Ông Roger Staub, trưởng ban phòng chống AIDS nói: "Chúng tôi muốn mọi người biết, cũng giống như trong môn đấu kiếm hoặc môn khúc côn cầu, bạn không thể làm tình "trần trụi". Bạn phải mang bao cao su vào."
Câu chuyện gây tranh cãi
Chiến dịch này chỉ là thông điệp gần đây nhất xuyên suốt qua các mùa cổ động phòng chống AIDS gây nhiều tranh cãi tại Thụy Sỹ.
Vài năm trước, Văn phòng Sức khỏe đã tập trung về vấn đề ngoại tình, khuyến cáo với những ai bị lôi cuốn vào việc đi lạc khỏi người bạn lâu năm của họ rằng việc không chung thủy nhất định phải luôn kèm theo bao cao su.
Kể từ đó, chiến dịch đã nhắm vào các tầng lớp xã hội khác nhau như lãnh đạo doanh nghiệp, chính trị gia, và sĩ quan quân đội. "Anh không quên thứ gì chứ?" là dòng chữ rào đón. "Đây, bao cao su cho anh."
Những poster được dựng ngay biên giới thông báo cho khách du lịch biết về giới hạn tốc độ trên đường cao tốc, đồng thời yêu cầu bắt buộc mang theo bao cao su.
Các khách sạn thậm chí khuyên rằng nên đặt bao cao su bên cạnh Kinh Thánh để khỏi quên.
Mỗi cách tiếp cận không bị phán xét ở một quốc gia của thế giới Calvin, nhưng theo Roger Staub, ông không bỏ ngoài tai những thưa kiện gây tranh cãi. "Chúng tôi không định mang đến cho mọi người sự tức giận thông qua các chiến dịch quảng cáo của chúng tôi. Mặc dù chúng tôi nghĩ là tốt khi mọi người bàn tán về chúng, chúng tôi nhất định không sợ về những điều gây tranh cãi."
Các dấu hiệu đáng lo
Cuối những năm 80 đầu 90, Thụy Sỹ có tỉ lệ nhiễm HIV cao nhất châu Âu, một phần bởi vì việc tiêm chích ma túy, và cũng bởi một phần nước Thụy Sỹ giàu có là nơi lui tới của các du khách đến từ những nơi mà AIDS đã ở mức cao.
Các chiến dịch cổ động, đi kèm với chính sách trao đổi kim tiêm ngặt nghèo và thậm chí theo dõi liều ma túy đối với những người nghiện lâu năm, đã mang đến sự hạ thấp tỉ lệ lây nhiễm.
Nhưng cùng với các thành công của thuốc điều trị chống virus, đang có những chỉ dấu đáng lo là nhiều người đang bắt đầu tự mãn. Một cuộc nghiên cứu mới đây của đại học St Gallen cho thấy trong hơn 700 người bị nhiễm HIV từ tháng 7 năm ngoái, 80% số người biết tại sao họ bị nhiễm và hơn phân nửa biết chính xác khi nào thì họ bị nhiễm. Còn đáng lo hơn, phần lớn họ đều biết đối tác của mình mang HIV dương tính, nhưng 20% số người vẫn chọn thực hiện tình dục không có bảo vệ. Ông Staub nói: "Một số người không thèm quan tâm. Chúng ta sống trong một xã hội mà nếu bạn muốn giết chính bạn, bạn có thể (?) Tôi ít sợ những người biết tình huống của mình, và họ đã có một sự lựa chọn tỉnh táo, hơn là những người không biết gì."
Văn phòng Sức khỏe Liên bang nói mặc dù tỉ lệ HIV trong nhóm người quan hệ dị tính ái và sử dụng ma túy đang giảm xuống, thì trong cộng đồng gay, thông điệp có vẻ chưa được hình thành, tỉ lệ lây nhiễm mới tăng 34% so với năm trước. "Điều này rất đáng lo, ông Staub nói, nếu một người đàn ông gay tối nay gặp một người đàn ông gay khác, rủi ro lây nhiễm HIV dương tính sẽ là 10%. Và rõ ràng một số không dùng biện pháp bảo vệ, nguyên nhân gia tăng các ca bị lây nhiễm." Ông Staub cho biết thêm rằng mỗi năm họ có một chiến dịch nhắm vào cộng đồng gay, và năm nay cũng không phải là ngoại lệ.
Bạn có thể vào trang lovelife.ch để biết thêm về chiến dịch cổ động này.
Chiến dịch quảng cáo phòng chống VIH/SIDA tại Thụy Sĩ năm 2006
theo Imogen Foulkes
news.bbc.co.uk - 13/05/2006
hình ành: lovelife.ch
(ca0va dich)
▪ Điều gì làm nên sức mạnh tình yêu? (19/05/2006)
▪ Đông Âu và Trung Á báo động trước dịch HIV/AIDS (18/05/2006)
▪ Sự lãng mạn của Adam (16/05/2006)
▪ San Francisco kỷ niệm 25 năm chống AIDS (16/05/2006)
▪ Vì sao người ta yêu (13/05/2006)
▪ Zimbabwe: Kết án người phụ nữ xâm hại tình dục trẻ em (12/05/2006)
▪ CDC: Đưa xét nghiệm HIV vào thủ tục bắt buộc (12/05/2006)
▪ “Kiều nữ” tân thời (09/05/2006)
▪ Những gì phụ nữ thực sự cần (09/05/2006)
▪ Thăm những người “sống chung” với HIV/AIDS (09/05/2006)