Số ca nhiễm mới HIV ở miền nam Ấn Độ đã giảm 1/3 trong bốn năm qua. Thông tin được công bố trong một nghiên cứu trực tuyến The Lancet. Nếu được khẳng định, đây sẽ là một trong những tin tức tốt lành nhất trong 1/4 thế kỷ tồn tại của bệnh dịch này.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, thành công đáng kể ở đất nước chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của đại dịch thế kỷ đã đảo ngược lại dự đoán, quốc gia này sẽ cùng với Nam Phi trở thành những mục tiêu tấn công của đại dịch AIDS. Đại dịch thế kỷ bùng phát ở Ấn Độ vốn bị quy cho nguyên nhân do tình trạng thực hiện tình dục an toàn suy giảm.
Các nhà dịch tễ học đã xem xét tỉ lệ lây nhiễm virus AIDS trong số 294,000 phụ nữ và 59,000 nam giới trong độ tuổi 15-34 đã từng đến các bệnh xá tiền sinh sản hoặc bệnh xá điều trị bệnh lây nhiễm qua quan hệ tình dục (STD) ở bốn bang tại miền nam Ấn Độ và 14 bang ở miền bắc nước này.
Tại các bang miền nam, người ta phát hiện chủng virus HIV-1 trong số 1.7% phụ nữ độ tuổi 15-24 trong năm 2001 đã đến bệnh xá tiền sinh sản và trong 1.1% năm 2004 - mức giảm tương đối là 35%. Trong nhóm nam giới tuổi đời từ 20-29 đã đến các bệnh xá điều trị STD, mức giảm tương đối trong cùng thời kỳ này là 36%.
Ngược lại, không có giấu hiệu giảm về tỉ lệ nhiễm HIV trong số nam, nữ giới ở miền bắc Ấn Độ.
Theo ước tính của Tổ chức kiểm soát bệnh dịch AIDS quốc gia (NACO), khoảng 5.1 triệu người, tương đương với gần 1% số dân trưởng thành trong độ tuổi 15-49 nhiễm virus HIV trong năm 2004.
Ông Prabhat Jha, giáo sư về khoa học y tế cộng đồng ở đại học Toronto, Canada, đồng tác giả của nghiên cứu nói trên nhận định: "Đã có rất nhiều dự đoán, hầu hết dựa trên sự đoán định là đại dịch AIDS của Ấn Độ sẽ bùng phát như nó đã từng bùng phát tại miền nam châu Phi, nhưng hiện giờ chúng tôi đã có những chứng cứ trực tiếp rất tích cực.
Tin tốt lành chính là virus HIV trong giới trẻ có vẻ như đang giảm dần ở miền nam, nhiều khả năng và có lẽ là vì cánh đàn ông đã bớt quan hệ tình dục với gái mại dâm hơn và cũng thường xuyên sử dụng bao cao su hơn.
Tuy nhiên, điều đáng ngại vấn là xu hướng lây nhiễm ở miền bắc vẫn là không chắc chắn hoặc chưa được nghiên cứu đầy đủ".
Các tác giả khẳng định, những con số họ đưa ra là hoàn toàn chính xác và đã cung cấp phần nào tình cảnh về vấn đề đại dịch AIDS của Ấn Độ. Họ tự tin cho rằng, các nguyên nhân khác như những thay đổi trong xét nghiệm HIV, những ca tử vong vì AIDS cũng không ở đằng sau mức giảm đáng kể này.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn hết sức cảnh giác thói tự mãn trong vấn đề này.
Tác giả chính cùng nghiên cứu, ông Rajesh Kumar, giáo sư viện nghiên cứu và giáo dục y học Postgraduate ở Chandigarh bình luận: "Đại dịch HIV vẫn là một vấn đề đáng lo ngại ở Ấn Độ và chúng ta vẫn phải tiếp tục thận trọng.
Chúng ta không nói đại dịch đã được kiểm soát mà chúng ta nói rằng, các nỗ lực phòng chống bệnh dịch ở những nhóm đối tượng có nguy cơ cao dường như đã đem lại hiệu quả".
Trên toàn thế giới hiện có khoảng 40.3 triệu người nhiễm HIV/AIDS, song nguyên nhân của đại dịch lại rất đa dạng ở mỗi quốc gia.
Với trường hợp của Ấn Độ, khoảng 85% số ca nhiễm mới bắt nguồn từ nguyên nhân quan hệ tình dục, nhất là quan hệ tình dục không an toàn với gái mại dâm.
Một "kịch bản" thường thấy là, người chồng nhiễm bệnh theo cách vừa nói ở trên và làm lây nhiễm virus sang vợ, và nếu chẳng may người vợ đang mai thai, chị lại tiếp tục làm lây nhiễm sang đứa trẻ trong bụng.
Bốn bang miền nam tham gia trong nghiên cứu nói trên là Andhra Pradesh, Karnataka, Maharashtra và Tamil Nadu. Các bang này chỉ chiếm 30% dân số Ấn Độ nhưng lại chiếm tới 75% trong tổng số ca nhiễm HIV trên cả nước.
Ấn Độ đã kết hợp với Ngân hàng thế giới và các cơ quan, tổ chức nước ngoài nhằm tuyên truyền, khuyến khích người dân sử dụng bao cao su.
Chiến dịch này do chính phủ Ấn Độ thực hiện hồi năm ngoái và giải thích về mức giảm 95% trong số ca nhiễm mới HIV năm 2004 so với năm trước đó. Khẳng định này đã làm đảo lộn những hoài nghi của rất nhiều nhà chiến dịch AIDS kỳ cựu.
Ấn Độ là quốc gia có số ca nhiễm HIV vào loại cao nhất thế giới, chỉ đứng sau Nam Phi vì theo công bố của bộ y tế Nam Phi thì nước này hiện có 6.5 triệu ca nhiễm bệnh.
Dương Kim Thoa theo http://news.yahoo.com
▪ Ngôn ngữ cơ thể (03/04/2006)
▪ Đại gia đình tình nguyện (01/04/2006)
▪ 8 khám phá mới (31/03/2006)
▪ Thế giới sẽ giải quyết xong đại dịch HIV/AIDS vào năm 2025? (30/03/2006)
▪ 'Xuất quân' lề mề (29/03/2006)
▪ Guangxi Zhuang tăng cường nỗ lực chống AIDS (29/03/2006)
▪ Gay nhiễm HIV đang tăng ở châu Á (27/03/2006)
▪ Chúng ta vẫn chưa nghiên cứu đầy đủ về HIV/AIDS (27/03/2006)
▪ Tăng số người nhiễm HIV ở Guangxi Zhuang (27/03/2006)
▪ Nhiễm AIDS sớm gây ảnh hưởng tới khả năng nhận thức của trẻ (24/03/2006)