![]() |
Ảnh minh họa |
GS Cameron Simmons, tác giả nghiên cứu cho biết, các nhà khoa học đã nỗ lực phát triển chủng muỗi có tên Aedes aegypti, mang trong mình 2 chủng vi khuẩn là Wolbachia có khả năng hạn chế sự lây lan của các virus gây bệnh sốt chikungunya, sốt xuất huyết và sốt vàng da cho con người.
Đồng thời, các nhà nghiên cứu cũng hạn chế sự tái tạo các chủng virus bên trong cơ thể muỗi, thông qua việc tiêm vào cơ thể chúng một chủng của vi khuẩn Wolbachia có tên là wMel, có nguồn gốc từ ruồi giấm.
Chủng wMel hiện đang được phát tán thông qua các đàn muỗi Aedes aegypti hoang dã như một phần của cuộc thí nghiệm đang tiếp diễn ngoài môi trường thực tế. Chủng vi khuẩn Wolbachia thứ hai có tên wAlbB có đặc tính phát triển với mật độ tương đối cao trong những con muỗi bị nhiễm khuẩn và không ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng.
Một chủng vi khuẩn Wolbachia thứ ba phát triển với mật độ cao hơn nữa có khả năng ức chế sự tái tạo của virus mạnh mẽ hơn và khiến các con muỗi bị nhiễm bệnh yếu ớt, không thể truyền nhiễm bệnh.
GS Simmons cho biết, những con muỗi thuộc chủng mới sau khi hút máu từ bệnh nhân nhiễm virus gây sốt xuất huyết, thậm chí còn có lượng virus trong mô của chúng thấp hơn các chủng muỗi nhiễm Wolbachia trước đây.
Chủng muỗi mới này đang được thử nghiệm ở 5 quốc gia, bắt đầu ở Indonesia, Việt Nam và Mỹ La tinh vào đầu năm tới.
▪ Thực hư công dụng của thiết bị test nhanh thực phẩm (13/05/2016)
▪ Cứu sống sản phụ mang thai trong và ngoài tử cung hiếm gặp (13/05/2016)
▪ Quần đảo Solomon đang dần biến mất (12/05/2016)
▪ Gần 100 mẫu hải sản ở các tỉnh miền Trung đều an toàn (11/05/2016)
▪ Giám sát dịch Zika tại nơi bệnh nhân Hàn Quốc từng tạm trú (11/05/2016)
▪ Bé 2 tháng tuổi chết sau tiêm Quinvaxem do sốc phản vệ (10/05/2016)
▪ Brazil thử nghiệm vi khuẩn kiềm chế lây lan virus Zika (06/05/2016)
▪ Cá chết trên sông Bưởi có khả năng do nhà máy xả thải (06/05/2016)
▪ Phát hiện cá chết xếp lớp dưới đáy biển ở Quảng Bình (06/05/2016)
▪ Cá biển lờ đờ lại ào ạt vào bờ, cá nuôi chết hàng loạt (04/05/2016)