Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, bạo lực gia đình. Ảnh minh họa |
Dự án do Quỹ Dân số của Liên Hợp Quốc (UNFPA) tài trợ. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ quản dự án.
Kết quả chính của dự án là nghiên cứu xã hội về sự thay đổi hành vi liên quan đến ưa thích con trai được tiến hành làm cơ sở cho việc xây dựng, sửa đổi Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các chính sách có liên quan.
Bên cạnh đó, ban hành tiêu chuẩn về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực giới. Hệ thống thu thập và báo cáo thông tin, số liệu online về bạo lực giới được xây dựng, thử nghiệm và triển khai; các chiến dịch truyền thông, vận động chính sách và thay đổi hành vi, một số mô hình với sự tham gia của nam nông dân về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực giới được xây dựng và triển khai.
Đồng thời, triển khai các bằng chứng khoa học phục vụ việc xây dựng Luật liên quan vấn đề mại dâm và các hoạt động hỗ trợ việc xây dựng bộ luật này; năng lực xây dựng và triển khai chính sách về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình và vấn đề mại dâm được nâng cao.
Về hạn mức vốn của dự án, vốn ODA không hoàn lại 7.757.083 USD, trong đó, vốn có sẵn 2.320.789 USD (đạt 61,8%), vốn vận động 1.436.285 USD; vốn đối ứng bằng tiền mặt 4,025 tỷ đồng, bằng hiện vật tương đương 5,495 tỷ đồng (cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn sẵn có).
▪ Những bệnh lý khiến phụ nữ không muốn ‘yêu’ (01/09/2017)
▪ Phụ nữ căng thẳng và trầm cảm dễ nhiễm HPV (14/07/2017)
▪ Làm thế nào để điều trị nghiện dựa vào cộng đồng có hiệu quả? (10/07/2017)
▪ Nguy cơ hiếm muộn do bệnh lây truyền qua đường tình dục (08/07/2017)
▪ Phơi nhiễm hay nguy cơ phơi nhiễm với HIV trong vụ xe khách tại Kon Tum? (04/07/2017)
▪ Thắp lửa cho bệnh nhân nhiễm 'H' (29/06/2017)
▪ Cách nào giảm 92% nguy cơ phơi nhiễm HIV? (13/06/2017)
▪ Sắp diễn ra Hội nghị Châu Á-Thái Bình Dương về quyền sinh sản và tình dục (03/06/2017)
▪ Xét nghiệm HIV tại bệnh viện như thế nào? (02/06/2017)
▪ 4 chất gây nghiện 'tấn công' giới trẻ Thủ đô (31/05/2017)