Nâng cao năng lực tiếp cận với các dịch vụ xã hội của nhóm người bán dâm
Báo Tiếng chuông - 18/05/2016
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều thay đổi đáng kể trong chính sách pháp luật về giải quyết tệ nạn mại dâm. Luật Xử lý vi phạm hành chính không quy định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người bán dâm, Chương trình hành động phòng, chống tệ nạn mại dâm 2011-2015 của Chính phủ áp dụng hướng tiếp cận dựa trên quyền, thực hiện các can thiệp hỗ trợ giảm hại như là biện pháp nhằm giải quyết một số vấn đề liên quan đến mại dâm…

 

Tư vấn học nghề cho chị em bán dâm tại trung tâm REACH. Ảnh Nhật Thy

 

Gần đây nhất là chỉ đạo của Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc gia Phòng chống AIDS, Ma túy, mại dâm trong Hội nghị Tổng kết 10 năm thi hành Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm ngày 19/12/2014, là cần các giải pháp xã hội, tôn trọng nhân phẩm và quyền của con người.

Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khác nhau, người bán dâm hiện nay vẫn rất khó tiếp cận được với các dịch vụ xã hội ở cộng đồng (dịch vụ hỗ trợ pháp lý, y tế, bảo trợ, việc làm….). Có nhiều nguyên nhân, trong đó, quan trọng nhất là vấn đề bản thân người bán dâm phải tự ý thức nâng cao năng lực xã hội, tạo cho mình cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận các dịch vụ công.

Mô hình tăng cường khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội cho người bán dâm nhằm cung cấp thông tin, bằng chứng thực tiễn cho việc lựa chọn, hoạch định chính sách pháp luật, các chương trình can thiệp đối với người bán dâm trong giai đoạn tới, đặc biệt là Chương trình hành động phòng, chống tệ nạn mại dâm giai đoạn 2016-2020.

Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội (Cục PCTNXH) phối hợp với tổ chức CARE trên cơ sở thực tiễn của mô hình (Câu lạc bộ) CLB "Chúng tôi là Phụ nữ" đã được triển khai tại Cần Thơ và một số mô hình can thiệp khác tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh xây dựng khung kỹ thuật để triển khai thử nghiệm mô hình này tại một số địa phương, sau khi thực hiện sẽ đánh giá hiệu quả và rút ra bài học kinh nghiệm, khuyến nghị xây dựng chính sách mới cho giai đoạn tiếp theo.

Theo nội dung của Khung kỹ thuật hoạt động của mô hình can thiệp tập trung vào 2 lĩnh vực chủ yếu sau: Tăng cường năng lực cho phụ nữ bán dâm (PNBD) nhằm giúp họ tránh bị bạo lực, bị xâm phạm các quyền cơ bản của con người; người bán dâm (NBD) được tạo các cơ hội và khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ hỗ trợ về dạy nghề, sinh kế hiện có trên địa bàn. Ngoài ra để thu hút sự tham gia và đáp ứng nhu cầu thực tế của chị em về chăm sóc sức khỏe, CLB sẽ cung cấp thông tin và kiến thức về STI, HIV/AIDS, điều trị kháng vi rút ART, điều trị thay thế bằng Methadone và giới thiệu chị em đến các cơ sở y tế.  

Mô hình can thiệp được thiết kế sẽ được triển khai trong 3 năm. Năm đầu tiên tập trung vào việc xây dựng mô hình Câu lạc bộ (CLB) của PNBD và nâng cao năng lực cho nhóm này; kết nối với các đơn vị cung cấp dịch vụ và huy động sự ủng hộ của các cơ quan thi hành pháp luật cho hoạt động của CLB. Năm thứ 2,3 ngoài việc duy trì các hoạt động của CLB, các hoạt động sẽ được thiết kế nhằm vào việc thay đổi thái độ hành vi của các cơ quan thi pháp luật (công an, chính quyền, lao động - thương binh và xã hội, …) trong việc đảm bảo quyền cơ bản của PNBD và tính phù hợp, thân thiện, sẵn có của các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội (y tế, pháp lý, bảo trợ xã hội, dạy nghề, việc làm, sinh kế…).

Trong đó, trọng tâm là nâng cao năng lực tiếp cận với các dịch vụ xã hội của nhóm người bán dâm giúp họ tự  bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ, trước mắt tập trung vào 5 hoạt động chủ yếu.

Đầu tiên, thành lập CLB “Chúng tôi là phụ nữ” (là một loại hình tổ chức dựa vào cộng đồng của NBD) được thành lập nhằm trở thành một điểm đến an toàn và diễn đàn đại diện cho NBD có thêm kiến thức, thông tin, kỹ năng, tiếp cận được các dịch vụ  xã hội và phòng chống bạo lực ở cộng đồng nhằm giúp họ có cuộc sống tốt đẹp hơn. Thành viên của CLB là tất cả những khách hàng có nhu cầu, hiện đang hoạt động bán dâm và những người khác đã và sẽ chuyển đổi việc làm. Tuyển chọn Ban Chủ nhiệm CLB theo các tiêu chí là người nhiệt tình năng nổ có kiến thức về xã hội.

Thứ hai là tiến hành các hoạt động tiếp cận, can thiệp, truyền thông và đào tạo nâng cao năng lực tự bảo vệ, kỹ năng thương lượng cho NBD. Tiếp cận đồng đẳng truyền thông do các thành viên Ban Chủ nhiệm và thành viên nòng cốt của CLB để tiếp cận với các “khách hàng vệ tinh” tại các điểm nóng.

Thứ ba là chuyển gửi và kết nối chị em với các dịch vụ hiện có. Cụ thể, CLB được xem như là cầu nối giữa khách hàng với các dịch vụ sẵn có tại địa phương.  Phối hợp kết nối với các đơn vị liên quan (cụ thể: Chi cục, Hội Luật gia, Trung tâm Tư Vấn pháp luật và thành viên Hội tại tỉnh/TP) để nhận diện, cập nhật thông tin chi tiết, và trợ giúp/chuyển gửi chị em tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ pháp lý (như giấy tờ tùy thân, đăng ký tạm trú, giảm bạo lực giới, kỳ thị và phân biệt đối xử với NBD)...

Tiếp đến,  thu hút sự tham gia của nam giới trong phòng chống bạo lực với phụ nữ. CLB sẽ thành lập nhóm ủng hộ từ bạn tình, khách hàng, chủ nhà hàng khách sạn có NBD và tổ chức thảo luận định kỳ cho nhóm tại CLB. Nhóm cần liên hệ với các nhóm bạn tình, hay nhóm đồng đẳng từ các dự án phòng chống HIV khác để tăng cường vận động sự tham gia của họ vào chủ đề này.

Cuối cùng, tiến trình nâng cao năng lực của CLB sẽ được Cục PCTNXH, Chi cục và CARE thực hiện theo từng giai đoạn phát triển của CLB được đánh giá theo chu kỳ 1 lần/1 năm, về các nội dung như tăng cường năng lực tổ chức của CLB: để xây dựng CLB vững mạnh, tồn tại và phát triển.

Ngoài nhóm can thiệp là người bán dâm, nội dung của  Khung chương trình còn hướng đến thực hiện các can thiệp vào một số nhóm khác như: Nhóm các đơn vị cung cấp dịch vụ xã hội (y tế, tư vấn, pháp lý, bảo trợ); Nhóm các cơ quan thực thi pháp luật địa phương, thuộc tổ công tác liên ngành; Nhóm các nhà hoạch định chính sách ở Trung ương và địa phương nhằm thay đổi nhận thức, đổi mới cách làm, cách tiếp cận về công tác phòng, chống mại dâm hiện nay.
Tư vấn học nghề cho chị em bán dâm tại trung tâm REACH. Ảnh Nhật Thy

 

Gần đây nhất là chỉ đạo của Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc gia Phòng chống AIDS, Ma túy, mại dâm trong Hội nghị Tổng kết 10 năm thi hành Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm ngày 19/12/2014, là cần các giải pháp xã hội, tôn trọng nhân phẩm và quyền của con người.

Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khác nhau, người bán dâm hiện nay vẫn rất khó tiếp cận được với các dịch vụ xã hội ở cộng đồng (dịch vụ hỗ trợ pháp lý, y tế, bảo trợ, việc làm….). Có nhiều nguyên nhân, trong đó, quan trọng nhất là vấn đề bản thân người bán dâm phải tự ý thức nâng cao năng lực xã hội, tạo cho mình cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận các dịch vụ công.

Mô hình tăng cường khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội cho người bán dâm nhằm cung cấp thông tin, bằng chứng thực tiễn cho việc lựa chọn, hoạch định chính sách pháp luật, các chương trình can thiệp đối với người bán dâm trong giai đoạn tới, đặc biệt là Chương trình hành động phòng, chống tệ nạn mại dâm giai đoạn 2016-2020.

Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội (Cục PCTNXH) phối hợp với tổ chức CARE trên cơ sở thực tiễn của mô hình (Câu lạc bộ) CLB "Chúng tôi là Phụ nữ" đã được triển khai tại Cần Thơ và một số mô hình can thiệp khác tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh xây dựng khung kỹ thuật để triển khai thử nghiệm mô hình này tại một số địa phương, sau khi thực hiện sẽ đánh giá hiệu quả và rút ra bài học kinh nghiệm, khuyến nghị xây dựng chính sách mới cho giai đoạn tiếp theo.

Theo nội dung của Khung kỹ thuật hoạt động của mô hình can thiệp tập trung vào 2 lĩnh vực chủ yếu sau: Tăng cường năng lực cho phụ nữ bán dâm (PNBD) nhằm giúp họ tránh bị bạo lực, bị xâm phạm các quyền cơ bản của con người; người bán dâm (NBD) được tạo các cơ hội và khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ hỗ trợ về dạy nghề, sinh kế hiện có trên địa bàn. Ngoài ra để thu hút sự tham gia và đáp ứng nhu cầu thực tế của chị em về chăm sóc sức khỏe, CLB sẽ cung cấp thông tin và kiến thức về STI, HIV/AIDS, điều trị kháng vi rút ART, điều trị thay thế bằng Methadone và giới thiệu chị em đến các cơ sở y tế.  

Mô hình can thiệp được thiết kế sẽ được triển khai trong 3 năm. Năm đầu tiên tập trung vào việc xây dựng mô hình Câu lạc bộ (CLB) của PNBD và nâng cao năng lực cho nhóm này; kết nối với các đơn vị cung cấp dịch vụ và huy động sự ủng hộ của các cơ quan thi hành pháp luật cho hoạt động của CLB. Năm thứ 2,3 ngoài việc duy trì các hoạt động của CLB, các hoạt động sẽ được thiết kế nhằm vào việc thay đổi thái độ hành vi của các cơ quan thi pháp luật (công an, chính quyền, lao động - thương binh và xã hội, …) trong việc đảm bảo quyền cơ bản của PNBD và tính phù hợp, thân thiện, sẵn có của các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội (y tế, pháp lý, bảo trợ xã hội, dạy nghề, việc làm, sinh kế…).

Trong đó, trọng tâm là nâng cao năng lực tiếp cận với các dịch vụ xã hội của nhóm người bán dâm giúp họ tự  bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ, trước mắt tập trung vào 5 hoạt động chủ yếu.

Đầu tiên, thành lập CLB “Chúng tôi là phụ nữ” (là một loại hình tổ chức dựa vào cộng đồng của NBD) được thành lập nhằm trở thành một điểm đến an toàn và diễn đàn đại diện cho NBD có thêm kiến thức, thông tin, kỹ năng, tiếp cận được các dịch vụ  xã hội và phòng chống bạo lực ở cộng đồng nhằm giúp họ có cuộc sống tốt đẹp hơn. Thành viên của CLB là tất cả những khách hàng có nhu cầu, hiện đang hoạt động bán dâm và những người khác đã và sẽ chuyển đổi việc làm. Tuyển chọn Ban Chủ nhiệm CLB theo các tiêu chí là người nhiệt tình năng nổ có kiến thức về xã hội.

Thứ hai là tiến hành các hoạt động tiếp cận, can thiệp, truyền thông và đào tạo nâng cao năng lực tự bảo vệ, kỹ năng thương lượng cho NBD. Tiếp cận đồng đẳng truyền thông do các thành viên Ban Chủ nhiệm và thành viên nòng cốt của CLB để tiếp cận với các “khách hàng vệ tinh” tại các điểm nóng.

Thứ ba là chuyển gửi và kết nối chị em với các dịch vụ hiện có. Cụ thể, CLB được xem như là cầu nối giữa khách hàng với các dịch vụ sẵn có tại địa phương.  Phối hợp kết nối với các đơn vị liên quan (cụ thể: Chi cục, Hội Luật gia, Trung tâm Tư Vấn pháp luật và thành viên Hội tại tỉnh/TP) để nhận diện, cập nhật thông tin chi tiết, và trợ giúp/chuyển gửi chị em tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ pháp lý (như giấy tờ tùy thân, đăng ký tạm trú, giảm bạo lực giới, kỳ thị và phân biệt đối xử với NBD)...

Tiếp đến,  thu hút sự tham gia của nam giới trong phòng chống bạo lực với phụ nữ. CLB sẽ thành lập nhóm ủng hộ từ bạn tình, khách hàng, chủ nhà hàng khách sạn có NBD và tổ chức thảo luận định kỳ cho nhóm tại CLB. Nhóm cần liên hệ với các nhóm bạn tình, hay nhóm đồng đẳng từ các dự án phòng chống HIV khác để tăng cường vận động sự tham gia của họ vào chủ đề này.

Cuối cùng, tiến trình nâng cao năng lực của CLB sẽ được Cục PCTNXH, Chi cục và CARE thực hiện theo từng giai đoạn phát triển của CLB được đánh giá theo chu kỳ 1 lần/1 năm, về các nội dung như tăng cường năng lực tổ chức của CLB: để xây dựng CLB vững mạnh, tồn tại và phát triển.

Ngoài nhóm can thiệp là người bán dâm, nội dung của  Khung chương trình còn hướng đến thực hiện các can thiệp vào một số nhóm khác như: Nhóm các đơn vị cung cấp dịch vụ xã hội (y tế, tư vấn, pháp lý, bảo trợ); Nhóm các cơ quan thực thi pháp luật địa phương, thuộc tổ công tác liên ngành; Nhóm các nhà hoạch định chính sách ở Trung ương và địa phương nhằm thay đổi nhận thức, đổi mới cách làm, cách tiếp cận về công tác phòng, chống mại dâm hiện nay.