(Lê Thị Bạch Tuyết - TP.HCM)
Ở điều kiện sinh lý bình thường, dương vật hoàn toàn không có xương, mà bao gồm thể hang và thể xốp. Thể hang ở hai bên và mặt trước; thể xốp ở giữa và mặt sau. Thể hang chạy từ góc xương mu ở hai điểm khác nhau rồi chập lại để sinh ra thân dương vật; thể xốp bao quanh niệu đạo từ màng hội âm cho tới miệng niệu đạo.
Về chức năng sinh lý, dương vật có khả năng cương cứng nhờ có các cấu trúc của thể cương, mỗi thể cương có vỏ bọc sợi đàn hồi tức bao trắng, có tên khoa học là Tunica Albuginea, bao bọc xung quanh. Có ba thể cương, các thể này được bó chặt vào nhau bởi một tổ chức rất day và chắc, có tên y học là cân Buck. Ngoài chức năng bó chặt các thể cương, cân Buck còn góp phần vào để duy trì hình dạng của dương vật và cố định chặt dương vật vào xương mu. Khi dương vật đang ở trạng thái cương cứng, dương vật thẳng và rất cứng, có thể đâm thủng cùng đồ của nữ giới; nhưng khi bao trắng căng ra, vì lý do nào đó làm tăng áp lực gây rách rách bao trắng, gọi là gãy dương vật, đó là thuật ngữ các nhà nam khoa đặt cho bệnh lý, chứ không phải tổn thương xương như ở các xương của cơ thể. Gãy dương vật thương gặp như tự bẻ dương vật, giao hợp không đúng tư thế…Về triệu chứng, do bị gập bẻ bởi một lực mạnh, làm rách nên bệnh nhân thấy đau chói ở gốc dương vật. Sau đó dương vật xẹp xuống và có những vết bầm, vết bầm lớn dần, ngả đậm màu sang tím đen, lan khắp dương vật làm dương vật sưng to và có thể lan xuống bìu, sau đó bệnh nhân sẽ không đau nhiều lắm, vẫn đi tiểu được, nhưng do ảnh hưởng tâm lý, hoảng sợ vì thấy có sự biến dạng của dương vật nên vội đến bệnh viện.
Về xử trí, tại bệnh viện người bệnh được mổ dẫn lưu máu tụ và khâu lại thể hang, thường xuất viện với vết mổ lành, chức năng sinh dục phục hồi, ngoại trừ một vài trường hợp hơi lệch và hơi đau khi cương.
Về phòng bệnh, tuyệt đối không nên tự bẻ dương vật, giao hợp đúng tư thế, nhất là tư thế người nam nằm dưới. Qua trình bày của bạn trong thư, bác sĩ không chẩn đoán nhầm, dương vật hoàn không có xương, nhưng được gọi là gãy dương vật, sở dĩ có tên bệnh lý trên là do các nhà khoa học đặt tên theo thuật ngữ y khoa cho bệnh lý ấy mà thôi.
BS.CKI. TRẦN QUỐC LONG
▪ Muốn sinh con khi đang nhiễm HIV (24/06/2016)
▪ Chuyển đổi mô hình cai nghiện tại Hà Nội: Một số hiệu quả bước đầu (21/06/2016)
▪ Hiệu quả từ mô hình hỗ trợ cai nghiện ma túy tại gia đình (20/06/2016)
▪ Thay đổi hành vi tại các thôn bản khu vực biên giới nguy cơ cao (18/06/2016)
▪ Chuyển đổi mô hình cai nghiện: Kinh nghiệm hay từ Lâm Đồng (17/06/2016)
▪ 'Dùng ma túy đá vài lần cũng có thể bị loạn thần' (16/06/2016)
▪ Phụ nữ ở vùng “nóng” Zika nên trì hoãn mang thai (11/06/2016)
▪ Hiệu quả dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con ngày càng rõ rệt (10/06/2016)
▪ Khuyến cáo về dự phòng, chăm sóc cho người lạm dụng ma túy (09/06/2016)
▪ Tham gia bảo hiểm y tế không chỉ là quyền lợi (08/06/2016)