Nguyễn Văn Minh (Vĩnh Phúc)
Để lây nhiễm HIV cần có nguồn lây và yếu tố nguy cơ: tiếp xúc với dịch tiết như máu, dịch sinh dục của nguồn lây. Trong tình huống của anh, yếu tố nguồn lây là không xác định. Tỷ lệ hiện nhiễm trong quần thể dân số chung vào khoảng 0,4 - 0,5% dân số, vì vậy khả năng người khách trước đó nhiễm HIV là 0,4 - 0,5%. Đó là chưa tính đến yếu tố vị khách ấy có bị trầy xước khi sử dụng tông đơ không, sau đó thợ cắt tóc có vệ sinh hay rửa dụng cụ không...Và nếu có tiếp xúc với máu qua vết thương hở, xác suất lây nhiễm ước tính sau một lần chỉ vào khoảng 0,1%.
Cho đến nay chưa ghi nhận trường hợp chính xác nào có đường lây tương tự như hoàn cảnh của anh. Do vậy, với tình huống này khả năng lây nhiễm tạm đánh giá là thấp, anh cũng không cần sử dụng thuốc dự phòng sau phơi nhiễm. Thay vào đó, chỉ cần làm xét nghiệm kiểm tra sau 3 tháng hay 6 tháng để xác định có bị lây nhiễm hay không, mặc dù khả năng âm tính là rất cao.
▪ Bị nhiễm HIV có nên sinh con? (29/03/2016)
▪ Cần giáo dục cho học sinh kỹ năng tự bảo vệ (28/03/2016)
▪ Làm thế nào để không lây nhiễm HIV từ bạn tình dương tính (26/03/2016)
▪ Lưu ý quan trọng khi điều trị HIV (26/03/2016)
▪ Cách chống lây nhiễm HIV mới hiệu quả cho phái đẹp (26/03/2016)
▪ Cách "yêu" người nhiễm HIV mà không lây bệnh (25/03/2016)
▪ Lời khuyên cho mẹ nhiễm HIV nuôi con nhỏ (22/03/2016)
▪ Phát hiện bị nhiễm HIV thì cần làm những gì? (21/03/2016)
▪ Em bé sinh ra từ mẹ nhiễm HIV cần được chăm sóc như thế nào? (21/03/2016)
▪ Dùng thuốc điều trị HIV và những nguyên tắc cần nhớ (21/03/2016)