Ra đời từ năm 1988, đến nay đã có mười người đẹp bước lên bục nhận vương miện Hoa hậu (HH). Hẳn là một sự kiện văn hóa lớn có tác động sâu rộng, có người đẹp e ấp, rụt rè, có người tự tin nhưng tất cả nhằm tôn vinh cái hương sắc mặn mòi của người phụ nữ Á đông.
Luận về chữ "hoa"
Hai mươi năm là một khoảng thời gian tương đối để đánh giá, nhìn nhận một sự kiện. Các cụ ngày xưa đã đôi ba lần nói đến chữ "hoa", như "hoa cười ngọc thốt đoan trang" và "hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh", cho đến "hoa hương càng tỏ thức hồng" hoặc "hoa thơm phong nhị, trăng vòng tròn gương"... Nguyễn Du thật tinh tế khi mượn để nói về vẻ đẹp của người con gái. Đúng là khi diễn giải điều này phải được đặt trong lý tưởng thẩm mỹ, hàm chứa thuần phong mỹ tục của dân tộc mang sắc thái triết lý phương Đông. Thực tế, chẳng phải ở phương Đông, mà ở phương Tây chẳng mấy ai đem đối lập đẹp và nết. Bởi lẽ, sự hài hòa giữa cái đẹp thể hình với cái đẹp tinh thần, giữa "sắc đẹp" quan sát được bằng mắt với phẩm chất, nhân cách của con người được cảm thụ không chỉ bằng mắt, đều là thuộc tính của con người. Nhưng cái đẹp giờ đây ở một khía cạnh cục bộ nào đó đã biến tướng, chuyện "sắc đẹp đã bị thịt da hóa" là có thật. Trong xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng, chúng ta cũng cần quảng bá hình ảnh người con gái Việt Nam trước thế giới nhưng cần có một sự chuẩn bị hành trang đầy đủ, ngoài một vẻ đẹp Việt cần phải có trí tuệ, ngoại ngữ. Điều này phải được rèn giũa trong môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội.
Chuyện hoa hậu và đại gia
Người đời tinh mắt, vô hình chung, đã là nhan sắc thì người ta sẽ nghĩ ngay đến từ "đại gia" và ngược lại. Nhưng thực chất, những yếu tố "cá biệt" không thực sự nhiều lắm. Ngay sau khi đăng quang HH VN 2006 Mai Phương Thúy đã phải trả lời nhiều câu hỏi xoay quanh chủ đề này. Phương Thúy tiết lộ, cô cũng có người theo đuổi, hàng tối gài hoa hồng tại cổng để đợi cô mỗi lần đi học hoặc đi làm về. Hôm nào Thúy không ra khỏi nhà, người đàn ông đó lại online, gửi tin nhắn qua yahoo nhắc Thúy hãy xuống cổng để lấy hoa. Hay như có chàng trai còn viết hẳn một bức thư bằng... máu để tỏ tình. Trong khi đó, nhiều HH lại lận đận thậm chí bon chen. Các cụ xưa nói "hồng nhan bạc phận", Phan Thu Ngân là một điển hình. Cô đăng quang ngôi vị HH chưa đầy một năm, quyết định lấy chồng, lúc đó ai cũng biết chồng chưa cưới của cô là con một "sếp" lớn ở Thủ đô. Bỗng sau một đêm, nàng lọ lem biến thành công chúa. Nhưng rồi cuộc đời lại truân chuyên với cô. Rồi đến người đẹp Hà Kiều Anh, cô chọn một "đại gia" trong ngành điện thoại di động. Nhưng sự việc lại không như người ta nghĩ, sự yên ổn không điểm mặt "nhan sắc" này. Chồng cô vướng vào vòng lao lý. Mọi người nói, tài sản của Hà Kiều Anh thì không bị mất mát nhiều, nhưng cô cũng lao đao về tinh thần mất hơn 1 năm trời.
Nguyễn Thị Huyền. |
Tuy nhiên, gạt bỏ những khen chê của xã hội cần nhìn nhận rằng, so với hai mươi năm trước, các cuộc thi HH đã hoàn thiện rất nhiều khâu tổ chức để ngày càng chuyên nghiệp hơn. Và ý nghĩa cũng như ảnh hưởng của cuộc thi thì mọi người cũng biết rồi đó. Từ chỗ không có tên trên bản đồ sắc đẹp thế giới, đến nay Việt Nam đã có thứ hạng khá cao và không chỉ có thế, qua các cuộc thi sắc đẹp, chúng ta đã được nước ngoài biết đến. Và các cuộc thi nhan sắc uy tín của thế giới đã bắt đầu lần lượt được tổ chức ở Việt Nam. Đó là cách quảng bá hình ảnh đất nước nhanh và có hiệu quả nhất.
Minh Hồng
Theo Sức khỏe đời sống
▪ Hậu trường 'Đẹp từng centimet' (12/12/2008)
▪ Cô bé khiến Trương Nghệ Mưu gặp ‘sét đánh’ tái xuất (12/12/2008)
▪ Diệu Hương sợ "hoa sớm nở chóng tàn" (12/12/2008)
▪ Ngô Thanh Vân hội ngộ Tăng Thanh Hà (11/12/2008)
▪ Khi sao vô duyên (11/12/2008)
▪ Đoàn làm phim Choi Ji Woo chọc giận báo giới (11/12/2008)
▪ Jessica Biel khoả thân trong phim của đạo diễn gốc Việt (11/12/2008)
▪ Lý Băng Băng với nét thơ ngây (11/12/2008)
▪ Khi sao bị sàm sỡ (10/12/2008)
▪ Tự truyện đồng tính của Phạm Thành Trung: Thay đổi số phận để "không lạc loài" (10/12/2008)