![]() |
Ứng Ngọc Anh (trái) và Phạm Điệp Giang |
Nhắc đến cụm từ “làm việc toàn cầu”, “sống toàn cầu”, điều gì lôi cuốn các chị? Ngọc Anh: Một thế giới vận động không ngừng, không khoảng cách, không giới hạn. Điệp Giang: Nó khiến tôi nhớ lại một chuyện thú vị. Cách đây 10 năm, khi điền vào hồ sơ thi đại học, tôi không hiểu ngành Quốc tế học là ngành gì? Chỉ mơ hồ cảm thấy sẽ “được” làm việc gì đó liên quan tới nước ngoài. Khi đó, lần đầu tiên tôi được nghe tới cụm từ "toàn cầu hóa" và được học về nó với tư cách là một môn học bắt buộc trong chương trình. Đang có nhiều trường trong và ngoài nước cam kết cung cấp khả năng làm việc toàn cầu cho người theo học. Cùng với đó, có những công ty đặt ra yêu cầu tuyển dụng những người đủ khả năng làm việc toàn cầu. Điều gì là tiên quyết để một người trẻ có thể làm việc và sống toàn cầu, thích ứng tốt với thế giới bên ngoài? Điệp Giang: “Đào tạo toàn cầu”, “Làm việc trong môi trường toàn cầu”… là những cụm từ có khả năng hấp dẫn các bạn trẻ. Nhưng đó không chỉ đơn giản là làm việc với những người nước ngoài, trao đổi e-mail bằng tiếng Anh hay tham gia các buổi conference (hội thảo, thảo luận) giữa nhiều quốc gia. Đó là sự pha trộn văn hóa, năng lực và thậm chí là cả giai cấp trong cùng một môi trường làm việc. Tôi không đưa ra điều gì to tát, tôi chỉ muốn nhấn mạnh lại một điều đã được đúc kết: “Biết người, biết ta”. Khi đã hiểu rõ chính bản thân mình mong muốn điều gì và môi trường xung quanh mình đang thế nào, thì sẽ không phải nghi ngờ về khả năng thành công và hòa nhập của bạn. Ứng Ngọc Anh, sinh năm 1980 tại Hà Nội. Tốt nghiệp ĐH Ngoại ngữ Hà Nội năm 2001. Trưởng đại diện Tập đoàn Đầu tư và công nghệ thông tin Hi-tek (Mỹ) tại Việt Hiện cô còn là Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty DotVN, Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Fortune. Ứng Ngọc Anh là Uỷ viên BCH Hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội, Doanh nhân trẻ tuổi nhất của Hội DN Trẻ Hà Nội - Doanh nghiệp Trẻ Việt Nam. Ngọc Anh: Đó trước hết phải là những người có khả năng, kỹ năng để sống, học tập và làm việc vượt qua rào cản lãnh thổ, thời gian và ngôn ngữ. Một phong cách sống mà chị thấy hứng thú, ấn tượng nhất? Ngọc Anh: Cống hiến hết mình vì công việc và hoàn toàn thư giãn, nghỉ ngơi với gia đình, bạn bè trong những ngày nghỉ. Điệp Giang: Tôi luôn ngưỡng mộ một người biết rõ mình đang muốn điều gì. Một cuộc sống có mục đích là một cuộc sống có ý nghĩa. Những công việc với đối tác/công ty mẹ ở nước ngoài của các chị diễn ra như thế nào và các chị làm gì để vượt qua sự mệt mỏi và áp lực công việc? Điệp Giang: Tôi đang làm nhiều công việc một lúc nhưng không “đầu quân” chính thức cho một nơi nào. Thời gian trong ngày của tôi được chia tùy theo mức độ nhiều hay ít cho sự quan trọng của các công việc đó trong ngày: viết báo, viết truyện, tư vấn các dự án đầu tư về truyền thông, nhận diện thương hiệu hay xây dựng kế hoạch và chiến lược marketing, PR cho một số tập đoàn theo đơn đặt hàng, viết kịch bản và… bán cà phê. Với các công việc có yếu tố nước ngoài, tôi chủ yếu trao đổi qua e-mail và điện thoại. Tôi làm việc tương đối độc lập, linh hoạt theo kiểu làm chủ các dự án và chia các công việc chuyên môn về các công ty vệ tinh là đối tác của tôi. Cùng với nhau, chúng tôi tạo ra những kết quả lớn. Thi thoảng tôi cũng stress và muốn “phát điên” (cười) nhưng tôi là người tương đối lạc quan. Mỗi lúc như vậy tôi thích đóng cửa một mình nghe nhạc, đọc sách hoặc dẫn các cháu đi chơi và mua sắm. Ngọc Anh: Tôi làm việc khoảng 10-14 tiếng mỗi ngày. Vì thời gian giữa bên Mỹ và Việt Thỉnh thoảng, tôi cũng sang Mỹ để làm việc với công ty mẹ và các đồng nghiệp. Công việc luôn có nhiều áp lực nên tôi tự “refresh” vào những ngày nghỉ như đi shopping, picnic... cùng với gia đình và bạn bè.
Phạm Điệp Giang (trái) và Ứng Ngọc Anh - hai cô gái thuộc thế hệ 8x nhưng đã có "thành tích" không nhỏ chút nào
Nếu gọi Ngọc Anh và Điệp Giang những “công dân toàn cầu” thì các chị có... gật đầu?
Ngọc Anh: Tôi đang cố gắng học tập và hoạt động hết mình để trở thành một công dân toàn cầu.
Phạm Thị Điệp Giang, sinh năm 1981 tại Hà Tây. Tốt nghiệp loại Giỏi khoa Quốc tế học, ĐH KHXH&NV Hà Nội năm 2002. Đã từng học tại Hàn Quốc, sống và làm việc ở TP HCM, Hà Nội và tới trên 10 quốc gia ở châu Á, châu Phi. Tham gia tư vấn cho các dự án truyền thông và nhận diện thương hiệu. Xuất bản tập truyện ngắn Rượu đông, NXB Phụ nữ, quý I/2008. Hiện sống và làm việc tại Hà Nội. |
Điệp Giang: Cách đây vài năm, khi còn làm thư ký tòa soạn của một tạp chí, vì tôi luôn cố gắng để tạo cho mình một năm có hai kỳ nghỉ vào mùa đông và hè với những chuyến đi du lịch nước ngoài dài ngày nên hay bị đồng nghiệp và sếp gọi đùa là “công dân toàn cầu”. Tôi nghĩ điều đó hơi to tát.
Để trở thành một công dân toàn cầu thật sự, theo tôi nghĩ, đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và trên hết, đó là sự hy sinh cái tôi vì những mục đích chung. Có nhiều bè bạn của tôi ở nước ngoài hay ở VN qua nhiều năm liền vẫn miệt mài đặt ra các vấn đề về môi trường, khí hậu, về sự phát triển của nền kinh tế… trong các bài viết trên blog mà không mấy người quan tâm đến. Điều đó thật đáng kể và theo tôi, họ mới xứng đáng là những công dân toàn cầu.
Có khoảng cách nào không giữa một công dân mạng (nettizen) và một công dân toàn cầu (global citizen)? Có thể coi hai khái niệm này là đồng nhất? Internet tác động thế nào đến tư duy, phong cách làm việc của chị?
Ngọc Anh: Có. Công dân mạng là khái niệm chung cho những người sử dụng Internet với nhiều mục đích khác nhau.
Nhưng công dân toàn cầu chỉ những người sống và làm việc trên nhiều quốc gia khác nhau, họ hoạt động không ngừng nghỉ, sử dụng Internet như một phương tiện, đi lại giữa các quốc gia, nghiên cứu và am hiểu văn hóa, thị trường kinh doanh tại các quốc gia mình đến, thích nghi môi trường, điều kiện sống và hòa nhập rất nhanh với địa điểm, thời gian và con người mới…
Vì thế khái niệm công dân toàn cầu rộng hơn và bao trùm khái niệm công dân mạng.
Ai cũng có thể nhận thấy ích lợi to lớn của Internet đối với cuộc sống. Internet đã giúp mình có thêm nhiều kiến thức, kích thích sự sáng tạo, cập nhật kịp thời mọi tin tức, tạo điều kiện thuận lợi nhất để mình có thể thực hiện mong muốn trở thành một công dân toàn cầu, sống và làm việc chuyên nghiệp hơn. Một ngày không có máy tính và Internet thì chắc chắn sẽ phát ốm mất (cười).
Điệp Giang: Theo tôi đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, tuy có những phần chồng lấp. Điều quan trọng nhất đối với một công dân mạng, theo tôi, là khả năng chọn lọc thông tin.
Internet giống như một biển thông tin đầy ắp, mỗi người phải tự biết mình có khả năng khai thác được gì ở đó, điều gì có lợi, điều gì bất lợi, độ xác thực của các thông tin đó như thế nào,…
Một người không có khả năng chọn lọc thông tin cũng giống như một anh chàng không biết bơi, nếu bị quăng xuống biển thì dễ bị sóng nhấn chìm.
Một người có khả năng chọn lọc thông tin nhưng chưa ổn thì cũng giống như anh chàng biết bơi nhưng khi gặp sóng to gió lớn vẫn có khả năng chết đuối. Còn khả năng chọn lọc ấy giống như những cái phao cứu sinh, dù anh biết bơi hay không biết bơi thì nó vẫn luôn hữu ích.
Đối với công việc của riêng tôi, không thể nào thiếu internet. Nó giống như cơm ăn nước uống hàng ngày vậy. Nếu một ngày Gmail bị trục trặc hay Yahoo có vấn đề thì tôi cũng sẽ “khốn đốn” không nhỏ. Nhưng đôi khi, vẫn phải “bỏ cơm” để kiếm một thứ gì khác (cười).
Theo Bùi Dũng
Tuần Việt
▪ Giá lúa giảm chỉ là tạm thời (12/07/2008)
▪ Nghề tổ chức lễ cưới (12/07/2008)
▪ Hủy 195 bằng tốt nghiệp trung cấp nghề (11/07/2008)
▪ Nghề cho thuê đầu, thuê mặt (11/07/2008)
▪ Chuyện “những người mắt đỏ” (10/07/2008)
▪ Nguy cơ mất "top 10" hấp dẫn đầu tư vì nhân lực (09/07/2008)
▪ “Chàng liều” về bản xây thủy điện (09/07/2008)
▪ Nguồn nhân lực Việt Nam: Bất ổn cả chất và lượng (08/07/2008)
▪ “Nhất y, nhì dược” 2008 (08/07/2008)
▪ Những nghề “hổng giống ai” của teen (07/07/2008)