![]() |
Tiễn người lao động đi XKLĐ |
Mười tháng qua, thị trường tiếp nhận nhiều lao động (LĐ) nhất của Việt Nam là Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia và Nhật Bản, cho thấy thị trường cũ vẫn là giải pháp an toàn cho các doanh nghiệp (DN) XKLĐ.
Thị trường mới: Tiềm năng... nhỏ giọt
Theo Hiệp hội XKLĐ, từ đầu năm tới nay có nhiều thị trường mới "hé cửa" tiếp nhận LĐ Việt Nam. "Cao giá" nhất là thị trường Úc, Canada và Hoa Kỳ.
Nhóm thị trường các nước châu Âu cũng đang có những tín hiệu vui. Thị trường CH Czech đã tiếp nhận 1.368 LĐ; Slovakia đã tiếp nhận 278 LĐ với cơ chế cấp visa thông thoáng hơn và mức chi phí cũng thấp hơn. Nga, Ukraine, Belarus... cũng có nhu cầu và bắt đầu tiếp nhận LĐ Việt Nam với số lượng lớn, với yêu cầu chung là LĐ có nghề trong xây dựng, công nghiệp.
Một số thị trường mới ở khu vực Trung Đông cũng đã tiếp nhận LĐ Việt Nam như Baranh, Oman, Jordani...
Nếu tính số lượng thị trường thì đúng là tín hiệu vui bởi trong 9 tháng qua, hơn 65.013 LĐ Việt Nam đã có mặt tại 34 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, chỉ mới có 11 thị trường tiếp nhận trên 1.000 LĐ VN (trong đó chỉ có CH Czech là thị trường mới, với 1.368 LĐ).
22 thị trường mới mặc dù chỉ tiếp nhận nhỏ giọt, nhưng theo khảo sát riêng, các DN (chủ yếu là DN mạnh) đã đầu tư quá lớn vào các thị trường mới này. Giám đốc một DN cổ phần có tiếng về XKLĐ cho hay đã thành lập Ban châu Âu và chi hàng trăm triệu đồng để khai thác các thị trường mới nhưng vẫn dừng ở mức khảo sát. Có một số đơn hàng công ty đã tiếp nhận nhưng để tuyển được LĐ đáp ứng tay nghề và mức chi phí là không dễ...
"Có mới nới cũ": học phí rất... đắt
Kể từ tháng 6-2008, thị trường CH Czech ngừng trệ, tiến độ visa nhỏ giọt đẩy nhiều DN vào thế "ngồi trên chảo lửa". Trước sức ép của người LĐ, có DN đã phải trả lại người LĐ tiền đặt cọc, học phí (với tổng thiệt hại lên tới hàng chục tỉ đồng).
Khá nhiều DN đã "lãng quên" thị trường truyền thống, "giải tán" đội ngũ quản lý LĐ "nằm vùng" để tập trung cho thị trường mới. Một số DN đã mất đơn hàng ở thị trường Nhật Bản và có tới 13 DN bị mất giấy phép Đài Loan do hết hạn mà... quên không đổi. Khi "tỉnh" ra thì các DN này mới "đấm ngực" kêu trời, vì phía Đài Loan giờ đây không cấp mới lại giấy phép nữa. Trong khi đó, gần đây các hợp đồng công xưởng Đài Loan "đổ" về DN Việt Nam ngày một gia tăng do LĐ Thái Lan đổ xô đi Hàn Quốc theo chương trình EPS.
Trước tình hình trên, Hiệp hội XKLĐ đã khuyến cáo các DN cần nhìn nhận thực tế hơn về các thị trường mới. Nhu cầu tiếp nhận LĐ Việt Nam của các thị trường này cao song đòi hỏi LĐ phải có tay nghề, thêm vào đó thủ tục và cơ chế cấp visa có nhiều khó khăn, gây bất ổn cho người LĐ và DN.
Căn cứ tình hình thị trường, hiệp hội cho rằng các DN cần nghiên cứu, lựa chọn, đầu tư vào một số thị trường chính phù hợp với điều kiện và lợi thế của mình. Điều quan trọng là nếu các DN cần chuẩn bị tốt ngay từ đầu thì triển vọng sẽ mở ra lớn dần, trong đó yêu cầu tiên quyết là chú trọng đầu tư đào tạo nghề và tiếng cho người.
Theo ANH PHƯƠNG
▪ Công nhân ở Dung Quất bị nhà thầu “xù” lương (18/11/2008)
▪ DN khó khăn, ứng viên gian nan tìm việc (18/11/2008)
▪ Công nhân trước nguy cơ mất việc hàng loạt (18/11/2008)
▪ Những câu hỏi “khó” của các công ty nước ngoài (17/11/2008)
▪ Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 2: Hàng trăm công nhân vừa làm vừa... chơi! (17/11/2008)
▪ Gia tăng người Việt đi xuất khẩu lao động (15/11/2008)
▪ Gần 440 triệu đồng đào tạo nghề cho thanh niên khó khăn (15/11/2008)
▪ Thị trường lao động phổ thông: Nơi thừa, nơi thiếu (15/11/2008)
▪ Khi mức lương bị tiết lộ... (14/11/2008)
▪ Mơ hồ về nghề nghiệp (13/11/2008)