Về việc CH Séc ngừng cấp visa đối với người Việt Nam, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thanh Hòa cho rằng, nếu NLĐ nào không đi được Séc, DN phải hoàn trả lại các khoản tiền mà họ đã nộp.
![]() |
Lao động xếp hàng đợi phỏng vấn cấp visa Ảnh: N.P.C |
- Theo ông, với việc Séc tạm ngừng cấp visa đối với NLĐ Việt Nam đến 31/12/2008, trách nhiệm của Bộ LĐ-TB&XH như thế nào? - Bộ LĐTB&XH đã gặp các DN nhiều lần, đã có văn bản hướng dẫn các DN từ đầu năm là tình hình cấp visa quá khó khăn, phức tạp, các DN cần phải cân nhắc, thận trọng. Tháng 7/2008, Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng đã ra thông báo yêu cầu các DN không được ký tiếp hợp đồng và tuyển mới lao động đi Séc. Bây giờ, nếu NLĐ nào không đi được Séc, DN phải hoàn trả lại các khoản tiền mà họ đã nộp. Nếu Séc ngừng hẳn không cấp visa cho lao động Việt Nam nữa, thì DN cũng phải hoàn trả lại tiền cho NLĐ. |
Về góc độ lao động, chúng ta không tán thành với quy trình cấp visa như hiện nay, đặc biệt là visa đối với NLĐ. Bộ LĐ-TB&XH đã nhiều lần bàn với Đại sứ quán Séc tại Hà Nội về việc cải tiến quy trình, thủ tục cấp visa.
Lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH cũng đã họp bàn với các bộ ngành liên quan nhằm tìm giải pháp tháo gỡ, đồng thời sẽ báo cáo với Chính phủ về vấn đề này trong hội nghị về XKLĐ toàn quốc tới đây.
Ông đánh giá thế nào về mức độ thiệt hại của DN và NLĐ khi Séc ngừng cấp visa?
Thực ra, việc tạm dừng cấp visa chưa ảnh hưởng đến DN và NLĐ. Từ đầu năm đến nay, chúng ta đều trong tình trạng phải chờ đợi visa. Một tháng chỉ có vài lao động được cấp visa.
Trên thực tế, NLĐ và DN đều phải thông qua môi giới để được đăng ký đặt lịch phỏng vấn tại Tổ chức Di cư Thế giới (IOM) và làm visa tại Đại sứ quán Séc, ông bình luận gì về hiện tượng này?
Bộ chưa báo cáo cụ thể và chưa có cơ sở để khẳng định chuyện NLĐ và DN phải thông qua môi giới để được đặt lịch phỏng vấn và được cấp visa. Tuy nhiên, nếu có hiện tượng đó, như tôi đã nói ở trên, quy trình cấp visa cần phải công khai, minh bạch. Nếu vậy, chúng ta sẽ hạn chế được nạn cò mồi, môi giới.
Bộ cũng đã đề nghị với Đại sứ quán Séc là cần thiết phải cải tiến quy trình cấp visa hiện nay để làm sao các tổ chức, cá nhân không có nhiệm vụ không làm ảnh hưởng quyền lợi của NLĐ.
Ông đánh giá thế nào về khả năng chúng ta mất thị trường Séc?
Séc đang cần lao động, chúng ta lại có sẵn nguồn lao động, thì việc hợp tác về lao động giữa hai nước là tất yếu. Hơn nữa, Séc cũng không phải là thị trường lớn, ảnh hưởng đến công tác XKLĐ của chúng ta. Bởi, số lượng lao động sang thị trường Séc không nhiều (năm 2007 đưa đi 2.000 lao động; năm 2008 sẽ ít hơn).
Chúng ta sẵn sàng hợp tác với Séc, cung cấp lao động chất lượng cao. Bộ LĐ-TB&XH từng đề xuất ba hình thức hợp tác:
Thứ nhất, chúng ta đào tạo, sau đó chủ sử dụng Séc sang Việt Nam kiểm tra tay nghề và trực tiếp tuyển dụng.
Thứ hai, phía bạn hợp tác đầu tư vào Việt Nam nhằm đào tạo, cung cấp chứng chỉ cho NLĐ và nếu lao động nào đủ điều kiện thì cho sang Séc làm việc.
Thứ ba, đào tạo tại Việt Nam một thời gian, sau đó tiếp tục đưa sang Séc đào tạo thêm một thời gian nữa, rồi cấp chứng chỉ cho NLĐ trước khi đi làm việc.
Sau khi đưa ra các hình thức hợp tác, phía các nhà tuyển dụng Séc rất ủng hộ. Tuy nhiên, giữa việc cấp visa và việc hợp tác lao động là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.
Ông đánh giá thế nào khi nhiều ý kiến cho rằng, mở được thị trường mới nào, sau một thời gian cũng đều có vấn đề, thậm chí là mở đến đâu mất đến đó?
Nói là chúng ta mở thị trường nào mất thị trường đó là không đúng. Như thị trường Séc là do hai bên chưa có sự phối hợp tốt. Quá trình cấp visa như hiện nay là rất khó khăn cho việc cấp nguồn lao động tốt sang Séc. Lãnh đạo Bộ đã nói với phía Séc nhiều lần rằng không đồng tình với quy trình cấp visa như vừa qua.
Chúng ta không hề muốn đưa sang Séc những NLĐ không có nghề, không có hợp đồng lao động... Chính những người đi bằng visa kinh doanh đã gây ảnh hưởng tới chất lượng lao động Việt Nam tại Séc vì họ không có tay nghề và ý thức kỷ luật kém. Chính lực lượng này đã gây ảnh hưởng xấu hình ảnh NLĐ Việt Nam tại Séc.
Xin cảm ơn ông!
Phong Cầm
Theo Tiền phong Online
▪ Sếp hoàn hảo (27/11/2008)
▪ Nhiều sinh viên "chất lượng" cao tham gia "Siêu thị việc làm" (27/11/2008)
▪ Làm ăn khó, thưởng tết kém (27/11/2008)
▪ Ra đi mang kiến thức về (27/11/2008)
▪ "Chân dung" người phỏng vấn (26/11/2008)
▪ Sinh viên “hành nghề”… bê tráp (26/11/2008)
▪ 'Nhảy việc' - lợi bất cập hại (26/11/2008)
▪ Công nhân chán việc (26/11/2008)
▪ "Hãy làm việc với những người thông minh hơn hẳn bạn!" (25/11/2008)
▪ Lao động VN ở Đài Loan:Thắc thỏm lo thiếu việc làm (25/11/2008)