|
XKLĐ là một hướng xóa đói giảm nghèo, nhưnghơn 10 năm qua, TPHCM mới đưa được trên 500 người nghèo đi làm việc ở nước ngoài. Nguyên nhân là vì lao động (LĐ) nghèo không đủ trình độ cho dù không thiếu chỉ tiêu.
TPHCM đã huy động được hơn 7.250 tỉ đồng thực hiện chương trình xoá đói, giảm nghèo (XĐGN). Có thể nói, không thiếu vốn hỗ trợ người nghèo, nhưng để giúp họ có một nghề vững chắc, thoát nghèo không phải điều đơn giản.
Ban chỉ đạo XĐGN và việc làm TP cho biết: trung bình mỗi năm Quỹ XĐGN giải ngân cho khoảng 45 nghìn hộ nghèo vay vốn sản xuất; Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm đã trợ vốn cho 9.352 dự án, tạo việc làm cho hơn 312 nghìn LĐ. Quỹ Hỗ trợ đào tạo giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi sau hai năm hoạt động cũng đã giúp hơn 7 nghìn LĐ có việc làm.
Bên cạnh đó, các địa phương cũng chủ động liên kết với trường, trung tâm có chức năng đào tạo nghề để tổ chức dạy nghề cho LĐ nghèo chưa có việc làm. Hiện nay, tính trung bình mỗi năm TP đã dạy nghề cho khoảng 10 - 12 nghìn lượt LĐ. Các cấp lãnh đạo TP nhận định đây là giải pháp căn cơ nhất để hỗ trợ người nghèo, khuyến khích người nghèo tự phấn đấu vượt nghèo. Trong giai đoạn 2004-2008, TP đã giải quyết việc làm cho trên 165 nghìn LĐ nghèo.
Tuy nhiên, tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng của TP đòi hỏi trình độ của NLĐ ngày càng cao, trong khi tình trạng "nghèo đi kèm trình độ thấp" vẫn còn tồn tại. Một cán bộ của VP Ban chỉ đạo XĐGN và việc làm than thở: "Chỉ cần qua TTGTVL TP, chúng tôi có thể tìm được hàng trăm chỉ tiêu việc làm cho người nghèo. Nhưng không nhiều người đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng".
Tháng 8 vừa qua, UBND TPHCM ký quyết định phân bổ 580 triệu đồng để đào tạo nghề (ĐTN) cho 709 LĐ nghèo. Con số rất nhỏ so với số người nghèo cần được ĐTN. Trong thời buổi "cơm áo gạo tiền", thời gian là vàng bạc, để kéo người nghèo đến lớp học nghề là cả một vấn đề nan giải. Nhiều người nghèo không muốn đến lớp học nghề vì bận mưu sinh.
XKLĐ là một hướng XĐGN, nhưnghơn 10 năm qua, TPHCM mới đưa được trên 500 người nghèo đi làm việc ở nước ngoài. Nguyên nhân là vì LĐ nghèo không đủ trình độ cho dù không thiếu chỉ tiêu. Chưa nói đến tay nghề, chỉ riêng khoản ngoại ngữ đã là một cửa ải khó vượt qua đối với nhiều LĐ nghèo. Những thị trường XKLĐ lương càng cao thì yêu cầu càng khắt khe, trong khi thị trường dễ như
Được biết, TPHCM đang tập trung vào việc dạy nghề, hướng dẫn người nghèo sản xuất ngay tại địa phương, tận dụng những lợi thế có sẵn trên địa bàn mình. Những nơi có nhiều KCN tập trung, DN đóng trên địa bàn như quận 3, quận 5, quận 6, quận 7, quận Phú Nhuận, huyện Nhà Bè, huyện Củ Chi, huyện Bình Chánh, ... đã thực hiện dạy nghề và giải quyết việc làm theo nhu cầu thực tế của địa phương.
Theo Lao Động
▪ Người lao động khó đặt niềm tin (30/10/2008)
▪ Đào tạo phải gắn chặt với thực tế (30/10/2008)
▪ Rèn nghề để cuộc sống tốt hơn (29/10/2008)
▪ Sinh viên chạy sô mùa cưới (28/10/2008)
▪ 5 nghề lương cao nhưng vẫn bị… chê (28/10/2008)
▪ Lao động “nhí” đang bị vắt kiệt sức (28/10/2008)
▪ Nên duyên nhờ viết báo (24/10/2008)
▪ Nghề sửa điện thoại di động (24/10/2008)
▪ Chính sách cho LĐ nữ: Luật có cũng như không (23/10/2008)
▪ Băn khoăn nghề kiểm định phần mềm (23/10/2008)