Nguyên nhân được xác định do thiếu kinh phí hoạt động và lực lượng cán bộ công đoàn tại khu vực này còn mỏng. Mặt khác, chính thái độ ngại tham gia công đoàn của người lao động cũng là một trở ngại lớn cho việc thành lập công đoàn tại khu vực này.
|
50% số cơ sở trong khu chế xuất, khu công nghiệp chưa có tổ chức công đoàn (Ảnh chí mang tính chất minh họa). |
Theo nhiều ý kiến của các đại biểu tham dự hội thảo, việc Chính phủ cho phép thu 1% kinh phí hoạt động cho công đoàn nhưng lại để cho công đoàn cơ sở tự hoạt động nên kinh phí của công đoàn khu chế xuất, khu công nghiệp vẫn chưa được cải thiện. Còn theo khảo sát của Tổng Liên đoàn, có nơi như Bình Dương cán bộ công đoàn gần như không có ngày nghỉ. Nhiều cán bộ công đoàn còn chưa “phân biệt” được sự khác nhau về quyền lợi của người lao động là đoàn viên và người lao động chưa là đoàn viên.
Theo ông Đặng Minh Thuần, Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động Hà Nội, 100% số chủ tịch và ban chấp hành công đoàn cơ sở là kiêm nhiệm nên không có nhiều thời gian cho công tác công đoàn, ít tham gia các buổi tập huấn về nghiệp vụ công đoàn. Ông Thuần nói: “Bản thân những người này hiểu biết về pháp luật lao động chưa sâu, chưa tạo được vị thế khi thương lượng với giới chủ lao động”. Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến những yếu kém trong hoạt động công đoàn ở các khu chế xuất, khu công nghiệp.
Để nâng cao năng lực hoạt động công đoàn, một số biện pháp đã được đưa ra trong đó có kiến nghị Nhà nước ban hành cơ chế bảo vệ công đoàn. Công đoàn phải phối hợp chặt với cơ quan quản lí nhà nước về lao động, kiểm tra việc doanh nghiệp thực hiện chế độ, chính sách về tiền lương, thời gian làm việc, an toàn lao động, vệ sinh lao động; thành lập hội đồng hòa giải cơ sở để giải quyết các mâu thuẫn trong quan hệ lao động, tăng cường cơ chế đối thoại 3 bên, thương lượng.
Theo Giadinh.net