Họ có tất cả sáu đơn vị ở bốn địa phương khác nhau, sẵn sàng ngồi lại để chuẩn bị những bữa ăn tử tế cho khoảng 8.000 – 10.000 công nhân ở khu công nghiệp Hoà Phú – Vĩnh Long. Công việc này, xưa nay bị bỏ ngỏ nên công nhân tự bươn chải cho những bữa ăn sau thời gian lên ca
Những người mua bán nhỏ, xe đẩy, giành lấy vị trí ngay trước cổng khu công nghiệp, tự phát cung cấp bữa ăn cho công nhân
Tan ca, công nhân thường tìm đến những món ăn ngay trước cổng khu công nghiệp vốn rất mất vệ sinh và không đủ dinh dưỡng.
Ai làm?
Bà Lê Bích Liên, tổng giám đốc công ty CP Du lịch Cửu Long đồng thuận ý tưởng liên kết các nhà cung cấp của báo SGTT vì “bữa ăn tử tế” cho công nhân khu công nghiệp Hoà Phú. Bà nói: “Bữa ăn cho đội quân công nghiệp cả vạn người, không chỉ cần sự đồng thuận mà phải có cách tổ chức theo trật tự mới”.
Lâu nay, những người mua bán nhỏ, xe đẩy, nhanh chóng giành lấy vị trí ngay trước cổng khu công nghiệp, bịt kín con đường tới bữa ăn tử tế. Nhưng món ăn, chỗ ngồi và rác rưởi chung quanh ngày càng nặng nề hơn. Nhiều công nhân nói, không ai giải thích vì sao cả vạn công nhân đang làm việc trong khu công nghiệp này, nhưng bữa cơm hợp vệ sinh cũng không có được?
Bữa cơm cần gạo, thịt, cá, rau… Giám đốc công ty nông nghiệp Cờ Đỏ – Hồ Minh Khải; giám đốc dự án thuộc công ty Gentraco ở Cần Thơ – Lưu Thị Lan, cảm nhận được nhu cầu bữa cơm phải có người cung cấp gạo. Ông Khải nói: “Làm gạo cho công nhân, giá vừa phải, ăn no, đừng để họ tan ca về chỉ ăn một gói mì chưa tới 100g. Chúng tôi sẽ cố gắng làm điều này”. “Nên kêu gọi những nhà cung cấp thịt từ Vũng Liêm”, ông Trần Văn Sáu, chủ nhiệm hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ rau an toàn xã Phước Hậu ở huyện Long Hồ nói tiếp: “Riêng hợp tác xã, chúng tôi bảo đảm nguồn rau an toàn”. Ông Lê Văn Trung, chủ nhiệm hợp tác xã rau an toàn Thành Lợi ở huyện Bình Tân tính cự ly vận chuyển rau cho bữa ăn là 25 cây số, nói: “Tuy xa hơn hợp tác xã Phước Hậu nhưng những nhà cung cấp nhỏ như tụi tui nghĩ nên ngồi lại tính xem ai cung cấp rau, củ gì để khỏi trùng lắp. Biết đâu sẽ tạo nếp làm ăn tốt hơn”.
Ông Châu Minh Chinh, chủ tịch HĐQT công ty cổ phần Nông ngư quốc tế ở Bình Khánh, Long Xuyên, An Giang nói: “Ráp vô làm cho được bữa ăn ở Hoà Phú thì sẽ có nhiều kinh nghiệm làm cho các khu công nghiệp khác. Tôi đã tạo ra một số món ngon từ cá tra để cung cấp cho nhà hàng, siêu thị, doanh trại bộ đội, trường học và bây giờ là khu công nghiệp”.
Trả lại trật tự
Cộng đồng trách nhiệm trong việc cung cấp bữa ăn hợp vệ sinh, đủ dinh dưỡng, đạt chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của ngành y tế, với giá cả hợp lý là mục tiêu của các nhà cung cấp. Tuy nhiên, có được một địa điểm tốt, môi trường trong lành không phải đơn giản vì lối vào khu công nghiệp đang bị nhiều hàng quán chiếm giữ. Rác vun đống và mùi hôi nồng nặc.
Bên cạnh đó, ý tưởng liên kết các nhà cung cấp do báo SGTT đưa ra cố gắng hâm nóng những ý định từng bị nguội lạnh và thiếu định hướng.
Lo cái ăn cho công nhân để họ đủ sức làm việc chỉ là một phần trong ý tưởng liên kết, cuộc vận động các doanh nghiệp góp quỹ học bổng cho công nhân, tạo điều kiện giúp công nhân trẻ học tập tại trường dạy nghề hoặc đại học dân lập Cửu Long đang tiếp tục.
Theo SGTT
▪ Hà Tĩnh: Thêm một lao động Việt Nam bị sát hại tại Malaysia (23/02/2009)
▪ Hà Tĩnh: Thêm một lao động Việt Nam bị sát hại tại Malaysia (23/02/2009)
▪ Doanh nghiệp xuẩt khẩu lao động đề nghị:Sử dụng quỹ rủi ro để hỗ trợ lao động mất việc về nước (23/02/2009)
▪ XKLĐ: Bao giờ hết phí “ngoài luồng”? (21/02/2009)
▪ Công nhân “chân đất” thời lãn việc: Tìm lối ra trong “bão” (21/02/2009)
▪ Bi kịch xuất khẩu lao động thời khủng hoảng (20/02/2009)
▪ Thưởng 500.000 đồng cho công nhân lành nghề đến xin việc (19/02/2009)
▪ Doanh nghiệp được vay ưu đãi để trả lương công nhân (19/02/2009)
▪ Gần 10.000 lao động Hà Nội mất việc làm (18/02/2009)
▪ Công nhân “chân đất” thời lãn việc: Mặn mà nghề nông, quặn lòng… “công nghiệp” (18/02/2009)