Chương trình sẽ được thí điểm tại một số tỉnh thành trọng điểm trong khuôn khổ Kế hoạch Hành động Quốc gia Phòng chống mại dâm giai đoạn 2016-2020.
![]() |
Ảnh minh họa |
Theo đó, Chính phủ sẽ áp dụng cách tiếp cận mới để đảm bảo các quyền liên quan đến lao động cho đối tượng làm việc tại các đơn vị kinh doanh dịch vụ nhạy cảm dễ phát sinh tệ nạn mại dâm.
Tại Hội thảo, Bộ LĐTBXH và ILO đã giới thiệu khung hướng dẫn thực hiện chương để lấy ý kiến góp ý của các bên liên quan ở cấp địa phương.
Theo một nghiên cứu rà soát do Bộ LĐTBXH mới hoàn thành với sự hỗ trợ của ILO, người lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí nhạy cảm thường không được bảo vệ những quyền lao động cơ bản, bao gồm không có hợp đồng lao động, không được trả lương tháng cố đinh, không được đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, và có thể bị chủ sử dụng lao động và khách hàng bạo hành.
Trong bối cảnh đó, chương trình thí điểm này được kỳ vọng sẽ góp phần đảm bảo những quyền lao động cơ bản cho những người làm việc trong lĩnh vực này, và từ đó cung cấp thông tin, bằng chứng phục vụ cho quá trình xây dựng chính sách đối với lĩnh vực giải trí và mại dâm.
▪ Đào tạo nghề giúp những người lầm lỡ sớm hòa nhập với xã hội (25/03/2016)
▪ Việc làm mang tính quyết định để điều trị HIV/AIDS thành công (21/03/2016)
▪ Tạo công việc cho người nhiễm HIV (21/03/2016)
▪ Tạo việc làm cho người nhiễm HIV: Cần chính sách đặc thù (21/03/2016)
▪ Ưu tiên việc làm cho người yếu thế (27/08/2013)
▪ "Động lực sống" mới cho những người nhiễm HIV (22/07/2013)
▪ Tạo việc làm cho người có H (19/03/2012)
▪ Hỗ trợ học nghề ở Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội (08/03/2012)
▪ Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân : Thiếu kỹ năng, “khát” thông tin (13/01/2012)
▪ Truyền thông phòng chống HIV/AIDS, ma túy: Có lợi cho người lao động và doanh nghiệp (05/01/2012)