Báo cáo Tác động của Việc làm với việc Duy trì Điều trị HIV phân tích các phát hiện từ 23 nghiên cứu về mối quan hệ giữa việc làm và điều trị HIV, và bao phủ hơn 6.500 người mang HIV. Phân tích này được hỗ trợ bằng một loạt các khảo sát và phỏng vấn qua điện thoại do ILO thực hiện.
Nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng cho thấy người sống chung với HIV duy trì việc điều trị thành công hơn khi họ có việc làm so với lúc thất nghiệp. Điều này chủ yếu là do họ có phương tiện tài chính thường xuyên để chi trả cho các dịch vụ y tế liên quan, thuốc men và hỗ trợ, cũng như để mua đủ đồ ăn.
“Khi việc tiếp cận điều trị gia tăng sâu sắc trong những năm gần đây, việc đảm bảo những người sống chun với HIV có khả năng duy trì các chế độ điều trị vẫn là một thách thức. Báo cáo này cho thấy rõ ràng là việc làm, và nói rộng hơn là vai trò của nơi làm việc, có ý nghĩa thiết yếu trong việc đáp ứng mục tiêu điều trị cho 15 triệu người sống chung với HIV vào năm 2015”, bà Alice Ouédraogo, Giám đốc Chương trình của ILO về AIDS (ILOAIDS), cho biết.
Báo cáo bao gồm các phát hiện từ những nước thu nhập cao, trung bình và thấp ở châu Phi, châu Á và Bắc Mỹ. Báo cáo cho thấy thất nghiệp, nhất là ở các nước thu nhập trung bình và thấp, ảnh hưởng đến khả năng chi trả điều trị của người dân, và có thể dẫn đến gián đoạn, khả năng chế ngự virus thấp và cuối cùng là thất bại trong điều trị.
Không có việc làm cũng có thể dẫn đến trầm cảm và các hành vi, tình huống có thể được coi là các nhân tố dẫn tới việc không bám trụ được với điều trị, trong đó có việc tự chăm sóc bản thân kém, lạm dụng dược chất và vô gia cư. Trong một vài trường hợp, thất nghiệp còn có thể dẫn tới hành vi tội phạm với hậu quả là ngồi tù.
Phụ nữ thường có khả năng tiếp cận liệu pháp điều trị kháng vi-rút (ART) cao hơn ở hầu hết các khu vực trên thế giới, đặc biệt là những nơi HIV hoành hành nhiều hơn. Kết quả là, việc đeo bám điều trị nhìn chung cao hơn ở nữ giới. Tuy nhiên, việc làm là nhân tố then chốt trong việc giúp đỡ nam giới duy trì các chế độ điều trị vì họ có được an ninh lương thực và tài chính tốt hơn, và có thể được tiếp cận các dịch vụ ART tại nơi làm việc.
Người sống chung với HIV trong khu vực việc làm phi chính thức có xu hướng trải qua nhiều khó khăn khi duy trì các chế độ điều trị. Một phụ nữ sống chung với HIV được phỏng vấn cho nghiên cứu này nói: “Lao động trong khu vực phi chính thức hoặc ở các công ty vừa và nhỏ không có chế độ bảo hiểm hay chăm sóc sức khỏe thường ít có thể duy trì ART hơn bởi vì tiền lương không đủ hoặc không được trả một cách đều đặn.”
Ở một số nước như Hoa Kỳ, nơi có các mạng lưới an sinh để giúp những người sống chung với HIV tiếp cận với trợ cấp khuyết tật, tác động của thất nghiệp lên việc đeo bám điều trị ít nghiêm trọng hơn.
Nhưng nghiên cứu cho thấy sự kỳ thị tác động tiêu cực tớinhững người có việc làm, khi một số người không tiết lộ tình trạng HIV của mình vì lo sợ bị kỳ thị và do đó, họ không tiếp cận ART, trong khi một số khác lại bỏ lỡ việc điều trị vì e ngại đồng nghiệp của mình sẽ bắt gặp họ uống thuốc tại nơi làm việc.
Theo các số liệu mới nhất từ Tổ chức Y tế Thế giới, hiện chỉ 34% trong số hơn 28 triệu người đủ đ điều trị ở các nước thu nhập trung bình và thấp đang tiếp cận điều trị. Còn UNAIDS ước tính khoảng một nửa người có HIV trên toàn cầu không biết tình trạng của mình, và do đó không tiếp cận điều trị.
ILO và UNAIDS đã phối hợp để tăng số lượng người lao động biết được tình trạng HIV của mình và có thể tiếp cận điều trị HIV nếu cần, thông qua sáng kiến Tư vấn và Kiểm tra Tự nguyện tại Nơi làm việc (VCT@WORK).
Chương trình này nhằm mục tiêu đến 2015, năm triệu nam giới và phụ nữ đang làm việc được tư vấn và kiểm tra HIV tự nguyện và bí mật, và bảo đảm là những ai có kết quả dương tính được chuyển sang các dịch vụ HIV để được chăm sóc, hỗ trợ và điều trị nếu cần.
Đã có một số tiến bộ được ghi nhận: 1,6 triệu người đã bắt đầu điều trị HIV lần đầu tiên vào năm 2012 – con số cao nhất được ghi nhận trong vòng một năm.
Báo cáo đưa ra một số khuyến nghị cụ thể để cải thiện việc duy trì ART, bao gồm:
▪ Tạo công việc cho người nhiễm HIV (21/03/2016)
▪ Tạo việc làm cho người nhiễm HIV: Cần chính sách đặc thù (21/03/2016)
▪ Ưu tiên việc làm cho người yếu thế (27/08/2013)
▪ "Động lực sống" mới cho những người nhiễm HIV (22/07/2013)
▪ Tạo việc làm cho người có H (19/03/2012)
▪ Hỗ trợ học nghề ở Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội (08/03/2012)
▪ Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân : Thiếu kỹ năng, “khát” thông tin (13/01/2012)
▪ Truyền thông phòng chống HIV/AIDS, ma túy: Có lợi cho người lao động và doanh nghiệp (05/01/2012)
▪ Giáo dục phòng chống HIV/AIDS trong trường nghề (06/01/2011)
▪ Năm 2010 phát động 3 tự trong công nhân, viên chức lao động (17/09/2010)