(VietNamNet) - Gần 1.000 công nhân Công ty Giày Rieker VN đình công vì bị chèn ép. Thay vì được giải quyết yêu cầu thì họ lại bị công ty doạ sa thải.
![]() |
Lãnh đạo Công ty giày Rieker VN đòi sa thải hết số công nhân này vì họ đã tham gia vụ đình công ngày 23/11 |
Ngày 23/11, 960 công nhân ở 16 tổ may thuộc Công ty Giày RieKer VN (100% vốn
đầu tư nước ngoài tại KCN Điện Nam - Điện Ngọc, Quảng Nam; chuyên sản xuất giày xuất khẩu) đã đồng loạt đình công để phản đối việc công ty này chèn ép công nhân quá mức trong thời gian qua.
Đại diện công nhân cho hay, mặc dù hứa tăng lương cho công nhân từ 550.000 đồng/tháng lên 600.000 - 700.000đồng/tháng, nhưng hơn 2 tháng trôi qua, Công ty Giày Rieker VN vẫn không thực hiện. Trước đây, ngày thứ 7 công nhân chỉ làm việc buổi sáng, nhưng thời gian gần đây, công ty ép công nhân phải làm việc cả ngày song lại không chịu tăng tiền phụ cấp.
Những ngày nghỉ lễ, công nhân ở Công ty Giày Rieker VN cũng phải đi làm nhưng không được hưởng tiền chế độ. Không chỉ vậy, ngay cả khẩu phần ăn trưa của công nhân là 5.000/suất cũng bị cắt xén, nên phần ăn hiện chỉ còn đáng giá chưa tới 3.000đồng/suất. Bức xúc trước những vấn đề trên, nhiều công nhân đã kiến nghị lên lãnh đạo công ty và lập tức bị sa thải ngay.
Ngay sau khi vụ đình công xảy ra, đại diện LÐLÐ tỉnh Quảng Nam, Ban Quản lý KCN Ðiện Nam - Ðiện Ngọc đã có mặt tại hiện trường để can thiệp. Sau khi nghe phản ánh của công nhân, các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Nam yêu cầu gặp lãnh đạo công ty để cùng giải quyết vụ việc. Tuy nhiên, lãnh đạo Công ty Giày RieKer VN đã từ chối làm việc với các ngành chức năng.
Mãi đến 11h45 phút cùng ngày, ông Nguyễn Hoài An, Phó TGĐ Công ty Giày RieKer mới chịu gặp mặt đại diện các ngàng chức năng của địa phương. Nhưng thay vì cùng phối hợp tìm cách giải quyết vụ việc thì ông An lại tuyên bố "sẽ sa thải toàn bộ 960 công nhân đã đình công trong ngày 23/11 và tuyển công nhân mới vào làm việc để thay thế số công nhân này".
▪ Giám sát các doanh nghiệp việc trả lương trong dịp Tết (23/11/2005)
▪ Sẽ thanh tra việc tuyển dụng xuất khẩu lao động (21/11/2005)
▪ Một nữ lao động tại Đài Loan được bồi thường 1,4 tỷ đồng (19/11/2005)
▪ Đào tạo phiên dịch chuyên nghiệp (18/11/2005)
▪ Bên “khát” thợ, bên vắng trò (12/11/2005)
▪ Thế hệ Y ở công sở Mỹ (12/11/2005)
▪ Tuổi trung bình của các GS năm 2005 là 58 (12/11/2005)
▪ Việc không tên, nghề lạ lẫm (10/11/2005)
▪ Nhiều lao động VN chết tại Malaysia do tai nạn giao thông (09/11/2005)
▪ 50 câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn (10/11/2005)