![]() |
Tuyên truyền phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS cho cộng đồng. Ảnh minh họa |
Cụ thể, địa phương tăng cường công tác thông tin giáo dục truyền thông, thay đổi hành vi trong phòng chống HIV/AIDS nhằm đạt được 80% người dân trong độ tuổi từ 15 đến 49 tuổi có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS; 80% người dân không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV; 80% cán bộ làm công tác phòng chống HIV/AIDS được đào tạo về truyền thông phòng chống HIV/AIDS; 90% các cơ quan thông tin đại chúng ở địa phương tổ chức truyền thông phòng chống HIV/AIDS hàng tháng; 100% xã, phường tổ chức hoạt động truyền thông; 30% doanh nghiệp tổ chức hoạt động truyền thông phòng chống HIV/AIDS.
Đối với công tác giám sát dịch HIV/AIDS, can thiệp giảm hại phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS, 100% các huyện/tp trong tỉnh triển khai chương trình bao cao su, bơm kim tiêm; 90% người nghiện chích ma túy (NCMT) sử dụng bơm kim tiêm sạch; 85% người bán dâm sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục; 75% người quan hệ tình dục đồng giới nam được tiếp cận với các chương trình dự phòng HIV.
Đặc biệt, năm 2017, tỉnh sẽ mở 1 cơ sở điều trị methadone lồng ghép chăm sóc điều trị ARV được mở mới tại trung tâm phòng, chống HIV/AIDS; 04 cơ sở cấp phát thuốc được triển khai tại các huyện: Tân Thành, Châu Đức, Đất Đỏ, Xuyên Mộc; tăng chỉ tiêu điều trị methadone toàn tỉnh năm 2017 lên 950 bệnh nhân.
Đối với công tác giám sát dịch HIV/AIDS: Thực hiện 400 mẫu giám sát trọng điểm HIV lồng ghép hành vi; 18.000 mẫu giám sát huyết thanh học HIV; thực hiện giám sát theo đúng hướng dẫn quốc gia về xét nghiệm huyết thanh học HIV đã được ban hành theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Trong chăm sóc, điều trị HIV và dự phòng lây truyền từ mẹ sang con, địa phương phấn đấu 90% số phụ nữ mang thai trong năm được xét nghiệm HIV; 90% số phụ nữ nhiễm HIV được điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng thuốc ARV; 95% trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV được làm xét nghiệm chẩn đoán sớm HIV; tỷ lệ trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV được chẩn đoán sớm nhiễm HIV có kết quả dương tính dưới 2%.
Để đạt được mục tiêu này, địa phương duy trì và đẩy mạnh xét nghiệm HIV sớm cho phụ nữ mang thai nhằm phát hiện sớm tình trạng nhiễm HIV để điều trị dự phòng kịp thời; lồng ghép chặt chẽ chương trình truyền thông dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con với chương trình giáo dục sức khoẻ sinh sản và làm mẹ an toàn; tăng cường vai trò của y tế tư nhân trong thực hiện xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai; mở rộng cung cấp dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con toàn diện.
Bên cạnh đó, triển khai truyền thông về HIV/AIDS, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ trẻ em cho nhóm phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, nhóm phụ nữ bị thiệt thòi như phụ nữ mại dâm, phụ nữ có chồng hoặc bạn tình nghiện chích ma túy, phụ nữ nghèo ở nông thôn.
▪ Tuyên truyền phòng, chống ma túy, mại dâm đạt nhiều kết quả (07/02/2017)
▪ Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dưới 0,62% (04/02/2017)
▪ HV cai nghiện bỏ 'về nhà ăn Tết': Cần xử lý nghiêm người cầm đầu, lôi kéo (02/02/2017)
▪ Nghiên cứu sản xuất và sử dụng thuốc methadone dạng viên (02/02/2017)
▪ Xót xa cuộc đời thiếu nữ bị bán làm gái mại dâm bên kia biên giới (02/02/2017)
▪ Hà Nội: Sắp xếp lại Trung tâm Y tế Dự phòng (23/01/2017)
▪ Lấp khoảng trống khi nguồn thuốc viện trợ quốc tế giảm (21/01/2017)
▪ Đồng Nai: Tình hình ma túy, mại dâm có xu hướng gia tăng, phức tạp (19/01/2017)
▪ Giúp người nghèo nhiễm HIV/AIDS vui xuân ‘đón’ Tết (18/01/2017)
▪ Ma túy học đường: Hiểm họa được báo trước (18/01/2017)