GS Viviane Namaste, Viện Simone de Beauvour, Đại học Concordia, Canada, người nhiều năm nghiên cứu về vấn đề chuyển đổi giới tính, cho biết, hiện nay người chuyển giới tại Việt Nam đang thiếu khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế, giáo dục, nhà ở do sự kỳ thị cũng như giấy tờ không hợp lệ (giới tính không phù hợp với giấy tờ nhân thân).
![]() |
GS Viviane Namaste. Ảnh Nhật Thy |
Theo GS Viviane Namaste, nếu việc phẫu thuật chuyển giới được hợp pháp hoá và thực hiện thì sẽ hỗ trợ rất nhiều cho những người chuyển giới trong sinh hoạt cộng đồng như dịch vụ khám chữa bệnh, làm giấy tờ tuỳ thân… Vậy, làm thế nào chúng ta có thể hỗ trợ cho họ những dịch vụ nói trên cũng như phá bỏ được những rào cản kỳ thị và hành chính, nhất là đối với những người sinh sống ở vùng sâu, vùng xa?
GS Viviane Namaste đã đưa đưa ra nhiều khuyến nghị cũng như kinh nghiệm của một số quốc gia để có đảm bảo tốt nhất quyền của một cộng đồng yếu thế.
Đầu tiên là các khuyến nghị về luật và chính sách. Theo GS Viviane Namaste, Việt Nam cần ban hành các thủ tục hành chính và pháp lý hỗ trợ người chuyển giới thay đổi tên và giới tính, dựa trên mục tiêu thúc đẩy sự hòa nhập của người chuyển giới trên phương diện việc làm, giáo dục và trong cuộc sống thường ngày.
Các văn bản và thủ tục hành chính cần chỉ rõ mục đích xóa bỏ rào cản xã hội, hành chính, kinh tế ngăn cản người chuyển giới tiếp cận các dịch vụ y tế và pháp luật.
Thủ tục thay đổi tên và giới tính cho người chuyển giới có thể tham khảo kinh nghiệm của Québec: cá nhân cần chứng minh ý muốn thay đổi tên và giới tính của mình là nghiêm túc, không lừa đảo và bền vững suốt đời. Cần có các tài liệu cụ thể để chứng nhận ý muốn trên và đảm bảo chính quyền có thể xác minh nhân thân của cá nhân trước khi cho phép thay đổi tên và giới tính.
Thứ hai là việc sử dụng hooc-môn và các dịch vụ y tế cơ bản, GS Viviane Namaste cho rằng, cần thành lập phòng khám sức khỏe cộng đồng cho người chuyển giới. Chức năng của phòng khám sẽ bao gồm các dịch vụ y tế cũng như tư vấn cho người chuyển giới việc sử dụng hooc môn, chăm sóc các vấn đề liên quan và tình trạng tâm lý.
Về vấn đề phẫu thuật, cần thành lập cơ quan quản lý chịu trách nhiệm cho phép các dịch vụ phẫu thuật chuyển đổi giới tính ở Việt Nam. Thành viên ủy ban gồm các bác sỹ, nhà tâm lý học, tâm thần học hoặc cố vấn, đại diện chính phủ cũng như những người chuyển giới sẽ đánh giá hồ sơ một cách kịp thời và đưa ra khuyến nghị phù hợp.
Quá trình xét duyệt hành chính cho phép thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính nên tuân theo chuẩn quốc tế được chứng nhận trong lĩnh vực này, đặc biệt là các tiêu chuẩn hiện hành của Tiêu Chuẩn Chăm Sóc sức khỏe cho người chuyển giới của Hội Chuyên Môn Thế Giới về Sức Khỏe của Người Chuyển Giới (World Professional Association for Transgender Health), gọi tắt là WPATH.
Đảm bảo rằng bất kỳ cuộc phẫu thuật nào được thực hiện phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành của WPATH
Bất kỳ phẫu thuật viên và nhân viên chăm sóc có liên quan với cơ sở y tế và được công nhận để phực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính được đào tạo toàn diện và liên tục trong lĩnh vực này một cách thường xuyên.
Tiếp đến, đối với vấn đề tư vấn, đánh gia, theo GS Viviane Namaste, cần tham khảo ý kiến người chuyển giới về sự phát triển và cung cấp dịch vụ cũng như chính sách y tế ảnh hưởng đến họ. Việc tham vấn như vậy sẽ góp phần đa dạng các quan điểm.
Cuối cùng là việc chống phân biệt đối xử, GS Viviane Namaste, cho rằng, Việt Nam có thể làm theo mô hình của Tây Ban Nha, hay Cuba. Ở Tây Ban Nha, các vấn đề của người chuyển giới được giáo dục trên diện rộng, đặc biệt đối với nhân viên y tế, các cơ sở dịch vụ công ích và giáo dục. Ở Cuba thì có hẳn một chiến lược quốc gia về người chuyển giới giúp họ hòa nhập vào xã hội với tư cách những người lao động.
▪ Tìm hiểu về lá Khát - lá cây gây nghiện (07/06/2016)
▪ Sẽ tiếp tục điều chỉnh giá dịch vụ y tế từ tháng 8/2016 (06/06/2016)
▪ Hà Tĩnh: Tăng cường độ bao phủ các dịch vụ điều trị HIV/AIDS chất lượng (06/06/2016)
▪ Đẩy nhanh tiến độ mở rộng khám chữa bệnh BHYT cho người nhiễm HIV/AIDS (04/06/2016)
▪ Gỡ khó để 90% người Việt có thẻ bảo hiểm (03/06/2016)
▪ Mở rộng tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai (02/06/2016)
▪ Nhiều tỉnh, thành tích cực hưởng ứng Tháng cao điểm dự phòng (02/06/2016)
▪ Úc giúp hải quan Việt Nam cách soi ma túy ở sân bay (01/06/2016)
▪ Trại hè “Hành trình ước mơ” cho trẻ nhiễm HIV/AIDS (01/06/2016)
▪ “Hội trại mơ ước” mang hạnh phúc đến với trẻ OVC (31/05/2016)