Châu Á : Thiếu nhân viên y tế điều trị bệnh nhân AIDS Sự thiếu hụt trầm trọng nhân viên y tế điều trị bệnh nhân AIDS ở Châu Á, đặc biệt là đội ngũ bác sĩ được đào tạo bài bản để kê đơn thuốc chống HIV có thể dẫn tới "tình trạng vô chính phủ" trong điều trị, khiến cho virus AIDS tạo kháng thể.
Giá thuốc chống HIV đã giảm, từ 10 - 12 nghìn USD/người/năm hồi năm 2000 xuống còn khoảng 150 USD như hiện nay, chủ yếu là nhờ áp lực cạnh tranh của các loại thuốc nhái mà các nước cho phép tự sản xuất theo công thức bào chế của các hãng lớn. Nhưng dù là thuốc chính hãng hay thuốc nhái thì cũng cần được chỉ định sử dụng một cách hợp lý, bởi nếu không có sự phối hợp đúng giữa các loại thuốc, thì sự phát triển của virus sẽ không được ngăn chặn, đồng thời bệnh nhân sẽ phải chịu những hiệu ứng phụ. Bên cạnh đó, những viên thuốc này phải được sử dụng rất nghiêm ngặt, chứ không phải mạnh ai nấy uống, bệnh nhân phải được thường xuyên thử máu và đếm virus để điều chỉnh liều lượng thuốc cho phù hợp. Sẽ là tai hoạ nếu bệnh nhân tự mình đi mua thuốc và điều trị giống như hiện trạng đang lan tràn tại Châu Á. "Hiệu quả của việc tự chữa bệnh AIDS là rất thảm khốc, bởi nếu không được điều trị đúng cách, HIV sẽ tự biến đổi để kháng thuốc" - báo cáo nhấn mạnh. Đó là chưa kể đến việc người bệnh có thể uống đúng hỗn hợp và liều lượng thuốc, nhưng rất có thể loại thuốc mà họ mua lại không đáng tin cậy, nên không có hiệu quả. Hiện nay 27 hãng dược của 8 nước ở Châu Á sản xuất thuốc nhái, trong khi tại Mỹ Latinh có 4 hãng và Châu Phi chỉ có 1 hãng. Nhưng chỉ có sản phẩm của ba trong số 27 hãng này (Cipla Ltd., Ranbaxy Laboratories Ltd. và Hetero Drugs Ltd./Genix Pharma Ltd. - tất cả đều của ấn Độ) là được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận chất lượng. Sản phẩm của 24 hãng còn lại hoặc do chưa được WHO kiểm nghiệm, hoặc không đáp ứng đủ điều kiện mà WHO đưa ra. Thế Hưng (Theo AFP) |
▪ Các biện pháp phòng nhiễm HIV (06/05/2004)
▪ Bộ phim truyền hình đầu tiên của điện ảnh Campuchia về đề tài HIV (08/07/2004)
▪ Ánh sáng ở cuối đường hầm? (06/07/2004)
▪ Campuchia ngày càng nhiều phụ nữ đã kết hôn nhiễm HIV (03/06/2004)
▪ Đại dịch AIDS đang lây lan nhanh ở châu Á (06/07/2004)
▪ Triển khai Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS (22/06/2004)
▪ Khám chữa bệnh miễn phí cho người nhiễm HIV/AIDS (22/06/2004)
▪ Số ca nhiễm HIV/AIDS đạt kỷ lục mới (07/07/2004)
▪ Công ty đầu tiên trong nước sản xuất que thử HIV (08/07/2004)
▪ 'Hoa độc' trên tuyến lộ Gia Ray (07/07/2004)