![]() |
Ảnh minh họa |
Trong khi đó, GS.Francoise Barre-Sinoussi, Giải Nobel Y học năm 2008, Cố vấn cao cấp Viện Pasteur Paris và bà Michele Boccoz, Đại sứ HIV và bệnh truyền nhiễm, thành viên Ban điều hành Quỹ Toàn cầu cũng đánh giá cao sự nỗ lực và những thành tựu của Việt Nam trong việc loại trừ 3 căn bệnh nói trên và coi Việt Nam là một mô hình tốt.
Mặc dù thời gian qua ngành y tế đã đạt được một số kết quả tích cực, tuy nhiên các vấn đề như HIV cần giải pháp mới, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế methadone chưa đạt được kết quả như mong muốn; lao đa kháng thuốc và tỷ lệ tử vong do lao kháng thuốc vẫn cao…vẫn đang cần được giải quyết.
Bên cạnh đó, việc mua thẻ BHYT cho người dân để điều trị các bệnh trên vẫn còn nhiều khó khăn, do đó ngành y tế Việt Nam mong muốn Quỹ Toàn cầu hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này. Ngoài ra, còn vấn đề tăng cường hệ thống y tế và y tế cơ sở, phòng ngừa bệnh không lây (NCDs) góp phần tương tác đạt chỉ tiêu, nâng cao chất lượng cuộc sống. Chẳng hạn như giảm tỷ lệ đái tháo đường cũng góp phần giảm tỷ lệ tử vong do lao…
Khẳng định mối quan hệ hợp tác, Quỹ Toàn cầu đã cam kết sẽ hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện Lộ trình bao phủ BHYT toàn dân thông qua chương trình phòng, chống HIV/AIDS cụ thể bằng việc hỗ trợ mua thẻ BHYT cho người nhiễm HIV.
Năm 2016, PEPFAR đã đệ trình kế hoạch chuyển giao thuốc ARV, Methadone, đo tải lượng virus, sinh phẩm CD4. Quỹ Toàn cầu cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam nói chung và Bộ Y tế nói riêng để tiếp nhận các bệnh nhân vào chăm sóc điều trị trong chương trình của PEPFAR.
Ông Mark Dybul cho biết, sau thời gian 10 năm quay trở lại Việt Nam, ông thấy đã có rất nhiều thay đổi đối với Việt Nam và ngành y tế Việt Nam, đặc biệt dưới sự lãnh đạo rất sát sao từ phía lãnh đạo ngành y tế. Ông cho rằng, y tế Việt Nam là một mô hình cho các quốc gia khác học tập.
Ông Mark Dybul khẳng định sự hợp tác, sự thống nhất trong vai trò hỗ trợ của Quỹ Toàn cầu, và đặc biệt là nước Pháp, nhà tài trợ lớn thứ hai trong Quỹ Toàn cầu với các hỗ trợ cụ thể cho Việt Nam.
“Sắp tới kỷ niệm 15 năm quan hệ giữa Quỹ Toàn cầu và Việt Nam, Quỹ Toàn cầu nhận thấy trong vòng 15 năm qua, Việt Nam có những thành tựu trong khống chế dịch bệnh, cải thiện nền kinh tế nói chung và đạt được những thành công đáng kể. Về HIV/AIDS, Việt Nam đã mở rộng số lượng người được điều trị, giảm số lượng người mắc. Đối với bệnh Lao, Chương trình phòng chống Quốc gia của Việt Nam là một trong những chương trình tốt nhất trong khu vực, và cũng có những nỗ lực trong giảm Lao đa kháng”, ông Ông Mark Dybul cho hay.
▪ Xác định nhóm ưu tiên trong các can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV (08/03/2017)
▪ Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiếp Giám đốc điều hành Quỹ Toàn cầu (08/03/2017)
▪ Hơn 70 nghìn bệnh nhân hưởng lợi từ việc nâng cao chất lượng dịch vụ (03/03/2017)
▪ Nỗ lực xóa bỏ phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS (02/03/2017)
▪ Hơn nghìn học sinh Sài Gòn ký cam kết 'không thử ma túy' (28/02/2017)
▪ Hưng Yên: Tăng cường cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng (27/02/2017)
▪ Thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT tăng 6,7% (25/02/2017)
▪ Cần nâng cao chất lượng và tăng số người nhiễm được điều trị ARV (24/02/2017)
▪ Đà Nẵng: Đề nghị có cơ chế bán thẻ BHYT cho người nhiễm HIV/AIDS (22/02/2017)
▪ Hà Tĩnh: Phức tạp tình hình mại dâm tại các địa bàn giáp ranh (17/02/2017)