Đặc biệt, tỷ lệ bệnh nhân mới đăng ký điều trị được làm xét nghiệm CD4 trong vòng 15 ngày đạt 67,6%. Đây là chỉ số quan trọng trong giai đoạn vừa qua vì số lượng tế bào CD4 quyết định bệnh nhân đủ tiêu chuẩn để bắt đầu được điều trị.
![]() |
Chăm sóc, điều trị nhiễm HIV. Ảnh minh họa |
Mặc dù hoạt động cải thiện chất lượng, chăm sóc và điều trị HIV đã được thực hiện rất nỗ lực trong thời gian qua, tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại. Cụ thể, ngân sách cho hoạt động cải thiện chất lượng chủ yếu dựa vào nguồn lực tại chỗ và trách nhiệm thực hiện tại các cơ sở, nhưng hiện nay các cơ sở đầu tư cho hoạt động cải thiện chất lượng còn rất khiêm tốn và chưa có cơ chế tài chính khen thưởng, chi trả dịch vụ cao nếu có chất lượng dịch vụ cao hơn.
Bên cạnh đó, ngân sách cho việc mở rộng hoạt động, nâng cao năng lực và hỗ trợ kỹ thuật cải thiện chất lượng chủ yếu do các dự án tài trợ nên tính bền vững không cao. Chưa có kinh phí hỗ trợ đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho các tỉnh không có dự án tài trợ.
Việc kiện toàn các cơ sở điều trị HIV/AIDS và chuyển đổi cơ chế tài chính từ nguồn viện trợ sang bảo hiểm y tế, ngân sách nhà nước cũng dẫn đến những xáo trộn nhất định về tổ chức, nhân sự, quy trình hoạt động, đòi hỏi phải xây dựng các chính sách mới, đào tạo nhân lực và hỗ trợ kỹ thuật tăng cường trong khi nguồn lực tài chính cho hoạt động cải thiện chất lượng cũng giảm sút.
Tồn tại nữa là do thiếu cán bộ hỗ trợ kỹ thuật cho cải thiện chất lượng cả tuyến trung ương và địa phương. Đây là thách thức rất lớn ảnh hưởng đến kế hoạch mở rộng cải thiện chất lượng giai đoạn tới nên cần có chỉ đạo sát sao và hướng dẫn cụ thể từ Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế.
Ngoài ra, vai trò điều phối và tham gia hỗ trợ kỹ thuật của cán bộ tuyến tỉnh còn hạn chế, thường tham gia thụ động và bị chi phối bởi các hoạt động khác. Cần có sự cam kết và sự tham gia của nhóm cải thiện chất lượng tỉnh nhiều hơn nữa.
Các chỉ số cải thiện chất lượng hiện đang tập trung vào các chỉ số lâm sàng của phòng khám ngoại trú và còn có những khó khăn để thực hiện các chỉ số về chuyển tuyến, chuyển tiếp giữa các dịch vụ.
Bên cạnh đó, phần mềm hỗ trợ cải thiện chất lượng mới chỉ dừng lại ở chọn mẫu thu thập số liệu, tính toán và phân tích kết quả 14 chỉ số mà chưa có khả năng phân tích, so sánh giữa các phòng khám ngoại trú và chưa có khả năng lưu trữ dữ liệu luỹ tích qua các kỳ đánh giá.
Tại các cơ sở điều trị, hoạt động cải thiện chất lượng đòi hỏi thời gian, sự cam kết và nỗ lực liên tục của nhân viên y tế nên cũng gặp những khó khăn nhất là những phòng khám đông bệnh nhân.
Để giải quyết những tồn tại và thực hiện tốt hơn nữa trong thời gian tới, giai đoạn 2017-2020, ngành y tế tập trung mở rộng hoạt động cải thiện chất lượng chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tại tất các các phòng khám ngoại trú và các tỉnh, thành phố trong cả nước, lồng ghép vào hệ thống quản lý chất lượng và cải thiện chất lượng của bệnh viện.
Phối hợp với Cục Quản lý khám bệnh chữa bệnh trong việc nâng cao năng lực và hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới; xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cho hoạt động cải thiện chất lượng từ trung ương đến tỉnh bao gồm cả nhóm cán bộ giảng viên và nhóm hỗ trợ kỹ thuật tuyến tỉnh; tăng cường sự cam kết của lãnh đạo, các nhà quản lý các tuyến và vai trò điều phối và tham gia hỗ trợ kỹ thuật của cán bộ tuyến tỉnh, thành phố; xây dựng và hoàn thiện các văn bản, quy trình, hướng dẫn tổ chức triển khai, hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật về cải thiện chất lượng chương trình điều trị và chăm sóc HIV/AIDS.
Chuẩn hoá tài liệu tập huấn về cải thiện chất lượng (chuẩn hoá tất cả các cấu phần: đo lường chất lượng, cải thiện chất lượng, quản lý chất lượng, hỗ trợ kỹ thuật) và các tài liệu tập huấn giảng viên, tài liệu định hướng về cải thiện chất lượng cho các nhà lãnh đạo, quản lý. Nâng cấp phần mềm hỗ trợ cải thiện chất lượng chương trình chăm sóc và điều trị HIV/AIDS để sử dụng, quản lý dễ dàng, thân thiện và ưu việt hơn.
▪ Nỗ lực xóa bỏ phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS (02/03/2017)
▪ Hơn nghìn học sinh Sài Gòn ký cam kết 'không thử ma túy' (28/02/2017)
▪ Hưng Yên: Tăng cường cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng (27/02/2017)
▪ Thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT tăng 6,7% (25/02/2017)
▪ Cần nâng cao chất lượng và tăng số người nhiễm được điều trị ARV (24/02/2017)
▪ Đà Nẵng: Đề nghị có cơ chế bán thẻ BHYT cho người nhiễm HIV/AIDS (22/02/2017)
▪ Hà Tĩnh: Phức tạp tình hình mại dâm tại các địa bàn giáp ranh (17/02/2017)
▪ Khánh Hòa: Triển khai nhiều giải pháp đồng bộ phòng, chống HIV/AIDS (16/02/2017)
▪ Kon Tum: Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới (16/02/2017)
▪ Mở rộng tư vấn, tiếp cận, giúp đỡ người nghiện tại cộng đồng (16/02/2017)