Điều trị thuốc ARV cho người nhiễm HIV - Ảnh minh họa |
Việc tiếp cận điều trị bằng thuốc kháng virus ARV sẽ giúp bệnh nhân duy trì hệ thống miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh và giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Ngoài ra, ARV còn giúp điều trị dự phòng cho trẻ sinh ra từ các bà mẹ nhiễm HIV, giúp giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Để đạt được mục tiêu 90-90-90, Việt Nam đã cam kết với Liên Hợp Quốc nhằm tiến tới kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030. Cụ thể, phấn đấu 90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình; 90% số người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng ARV; 90% số người được điều trị bằng ARV kiểm soát được tải lượng virus. Vì vậy, tỉnh Long An chú trọng điều trị sớm bằng ARV cho người nhiễm HIV.
Hiện tại, các cơ sở y tế từ tuyến tỉnh, huyện, 192 xã, phường, thị trấn trên địa bàn đều có cán bộ phụ trách chương trình HIV/AIDS, tích cực đẩy mạnh công tác truyền thông, tư vấn điều trị sớm ARV cho người nhiễm. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người nhiễm HIV chưa thể tiếp cận điều trị sớm do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là chưa hiểu ích lợi của điều trị ARV nên thấy sức khỏe còn tốt, chưa muốn đi điều trị hoặc không thừa nhận nhiễm HIV vì sợ bị phân biệt đối xử, kỳ thị.
Trao đổi về khó khăn trong công tác điều trị ARV cho người nhiễm, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Nguyễn Ngọc Linh cho biết, mặc dù cả tỉnh hiện có trên 90% người nhiễm HIV đang quản lý được tiếp cận điều trị ARV, tuy nhiên, còn những trường hợp chỉ có chồng hoặc vợ bị nhiễm HIV nên họ không dám tiết lộ, sợ đổ vỡ hạnh phúc gia đình hoặc nghĩ rằng mình còn khỏe mạnh nên chủ quan không muốn điều trị. Với những trường hợp này, nếu không có giải pháp dự phòng thì nguy cơ tiếp tục làm lây nhiễm HIV cho nhau là rất cao.
Ngoài ra, đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS thường xuyên thay đổi, kiêm nhiệm, khi đã được đào tạo và qua quá trình công tác tích lũy kinh nghiệm phòng, chống AIDS thì lại thay đổi, cán bộ mới rất lúng túng khi tiếp cận bệnh nhân, có trường hợp tiếp cận không đúng cách nên bệnh nhân từ chối tiếp xúc.
Bên cạnh đó, một số trường hợp người nhiễm HIV thường xuyên đi làm xa không có mặt tại địa phương trong thời gian dài, gây khó khăn trong việc tiếp cận. Nhiều bệnh nhân lo sợ sự kỳ thị của cộng đồng nên không dám lộ diện, trừ khi bệnh chuyển sang AIDS với nhiều dấu hiệu nặng, sức khỏe quá yếu mới bắt buộc nhập viện điều trị.
▪ Nếu chủ quan sẽ không có giải pháp phòng, chống HIV/AIDS (26/07/2016)
▪ Nhức nhối 'con ết' vùng biên (25/07/2016)
▪ LHQ kêu gọi “một kỷ nguyên mới” trong cuộc chiến chống HIV/AIDS (21/07/2016)
▪ Hậu Giang: Gần 3 tỷ đồng cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS (20/07/2016)
▪ Điều gì sẽ xảy ra nếu các chất gây nghiện hợp pháp? (19/07/2016)
▪ Tìm giải pháp đột phá để người nhiễm HIV/AIDS tham gia BHYT (19/07/2016)
▪ Thuốc lắc vào học đường (18/07/2016)
▪ Cao Bằng: Gần 5.000 phụ nữ mang thai được xét nghiệm HIV tự nguyện (14/07/2016)
▪ Đẩy mạnh các biện pháp dự phòng trước phơi nhiễm HIV (14/07/2016)
▪ Người bị kết luận nhiễm HIV oan yêu cầu bồi thường trên 1,5 tỷ (13/07/2016)