Tổng Thư ký Ban Ki-moon (thứ 3 từ phải sang) phát biểu tại cuộc họp báo khai mạc Hội nghị Quốc tế Bệnh AIDS lần thứ 21 (AIDS 2016) ở Durban, Nam Phi - Ảnh: UN |
Tổng Thư ký Ban Ki-moon nhấn mạnh, đây là lần thứ hai hội nghị này được tổ chức tại một thành phố của Nam Phi, "là một bước ngoặt dẫn đến những tiến bộ toàn cầu đáng chú ý".
Ông Ban Ki-moon cho biết, hiện nay, số người được điều trị chống lại HIV/AIDS cao hơn gấp 17 lần so với vào thời điểm diễn ra tại hội nghị năm 2000. Tuy nhiên, 20 triệu người mắc bệnh này vẫn chưa được tiếp cận với điều trị. "Một số nước hiện đã đạt được việc loại bỏ lây truyền HIV từ mẹ sang con; nhưng nhiều trẻ em sống với HIV vẫn còn chưa được điều trị".
Trước thực tế đó, Tổng Thư ký Ban Ki-moon kêu gọi Hội nghị quốc tế lần thứ hai về AIDS ở Durban cần đánh dấu sự khởi đầu của "một kỷ nguyên mới, nơi chúng ta sẽ hoàn thành những gì chúng ta đã bắt đầu: thời đại của một phản ứng nhanh chóng".
Để loại bỏ hoàn toàn dịch bệnh này, ông Ban Ki-moon kêu gọi xóa bỏ những khoảng cách ngăn chặn người dân tiếp cận các dịch vụ chăm sóc và sống một cách xứng đáng. "Chúng ta cần tăng cường các nguồn lực, khoa học và dịch vụ", ông nhấn mạnh.
Nhà lãnh đạo cấp cao của Liên Hợp Quốc cũng kêu gọi, tiếp tục tăng cường bảo vệ và thúc đẩy các quyền của những người sống chung với HIV, người có quan hệ đồng tính, người chuyển giới, người bán dâm, người nghiện ma túy và các tù nhân.
"Khi chúng ta làm được điều đó, chúng ta có thể chấm dứt sự kỳ thị và phân biệt đối xử, ngăn chặn sự lây lan của HIV và cứu được rất nhiều sự sống", Tổng Thư ký Ban Ki-moon khẳng định.
Hội nghị Quốc tế Bệnh AIDS là hội nghị lớn nhất về vấn đề phòng, chống căn bệnh thế kỷ trên phạm vi toàn cầu. Hội nghị lần đầu tiên được triệu tập trong thời gian cao điểm của dịch bệnh AIDS vào năm 1985. Năm nay, hội nghị thu hút sự tham gia của 18.000 đại biểu đến từ khắp nơi trên thế giới.
Công tác ứng phó với bệnh AIDS trên toàn cầu đang ghi nhận những bước phát triển, với số lượng bệnh nhân được tiếp cận với các phương thức điều trị HIV đạt 15 triệu người vào năm 2015. Từ năm 2002 đến năm 2012, việc mở rộng tiếp cận điều trị HIV đã giúp ngăn chặn 4,2 triệu ca tử vong trên toàn cầu và góp phần làm giảm 58% các ca nhiễm HIV mới, theo số liệu thống kê của Chương trình phối hợp về HIV/AIDS của Liên Hợp Quốc (UNAIDS).
▪ Hậu Giang: Gần 3 tỷ đồng cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS (20/07/2016)
▪ Điều gì sẽ xảy ra nếu các chất gây nghiện hợp pháp? (19/07/2016)
▪ Tìm giải pháp đột phá để người nhiễm HIV/AIDS tham gia BHYT (19/07/2016)
▪ Thuốc lắc vào học đường (18/07/2016)
▪ Cao Bằng: Gần 5.000 phụ nữ mang thai được xét nghiệm HIV tự nguyện (14/07/2016)
▪ Đẩy mạnh các biện pháp dự phòng trước phơi nhiễm HIV (14/07/2016)
▪ Người bị kết luận nhiễm HIV oan yêu cầu bồi thường trên 1,5 tỷ (13/07/2016)
▪ Xin quyền được chết, nhiều lý do chưa thể áp dụng (13/07/2016)
▪ Thái Bình: Giám sát trọng điểm HIV lồng ghép hành vi (13/07/2016)
▪ Phòng, chống mua bán người: Cần nâng cao tính cảnh giác cho người dân (12/07/2016)