Trung tâm ICS (tổ chức bảo vệ quyền lợi của LGBT Việt Nam cho biết), với 23 phiếu ủng hộ, 18 phiếu chống và 6 phiếu trắng, nghị quyết về LGBT của Đại hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã chính thức được thông qua.
![]() |
Ảnh webtv.un.org |
Nghị quyết mới được thông qua là một nỗ lực quan trọng của cộng đồng quốc tế nhằm thiết lập một Chuyên gia Độc lập về vấn đề bạo lực và phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới. Đây cũng là một bước tiến cần thiết sau Nghị quyết 27/32 vào năm 2014. Từ đó, các thảo luận và cơ hội chia sẻ kinh nghiệm giữa các quốc gia ngày càng rộng mở, góp phần hữu ích trong việc thúc đẩy quyền của người LGBT trên toàn thế giới.
Những năm trở lại đây, Việt Nam đã luôn nhất quán ủng hộ các vấn đề liên quan đến quyền không bị phân biệt đối xử của người LGBT: Bỏ phiếu thuận thông qua Nghị quyết về xu hướng tính dục và bản dạng giới (A/HRC/RES/27/32), chấp thuận khuyến nghị của Chi-lê để có một luật chống phân biệt đối xử, bất kể xu hướng tính dục hay bản dạng giới trong Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) lần hai, cũng như các tiến trình trong nước như hợp pháp hóa chuyển đổi giới tính trong Bộ luật Dân sự.
▪ 70% số ca nạo, phá thai chui ở tuổi vị thành niên (30/06/2016)
▪ Nhu cầu đầu tư cho các can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV vẫn cần được gia tăng (29/06/2016)
▪ Nguồn tài trợ cắt giảm, cán bộ y tế và bệnh nhân HIV/AIDS đều lo lắng (28/06/2016)
▪ Quỹ UNAIDS đã giúp tạo nền móng vững chắc (27/06/2016)
▪ Gặp mặt các tổ chức phi chính phủ Việt Nam về công tác phòng, chống HIV/AIDS (27/06/2016)
▪ Đa dạng hóa công tác cai nghiện (25/06/2016)
▪ 1/3 số MSM đồng nhiễm HIV/HCV có HCV trong tinh dịch (24/06/2016)
▪ HIV đe dọa cộng đồng người đồng tính và chuyển giới (23/06/2016)
▪ Giám sát dựa vào cộng đồng nhằm cải tiến chất lượng dịch vụ (22/06/2016)
▪ 4 vấn đề chính tại Diễn đàn Trẻ em ASEAN lần thứ 4 (22/06/2016)