![]() |
Toàn cảnh Hội thảo |
Giám sát để hướng tới sự phát triển tốt hơn
Phát biểu tại hội thảo, Giám đốc Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam Đỗ Thị Vân cho biết, giám sát dựa vào cộng đồng không giống như các giám sát thông thường bởi vì mục đích của nó không phải đưa ra một báo cáo tác động của các hoạt động phát triển ở cộng đồng mà thay vào đó là hướng tới sự phát triển tốt hơn. Trong đó quá trình giám sát cộng đồng sẽ liên quan đến một quan hệ đối tác 3 chiều giữa nhà cung cấp dịch vụ và quản lý y tế, các tổ chức xã hội và các tổ chức dựa vào cộng đồng và các tổ chức NGO.
Đối với việc cung cấp các dịch vụ trong phòng, chống HIV/AIDS thời gian qua dù đã có nhiều thuận lợi như đã hình thành mối quan hệ thân thiết của các tiếp cận viên và mạng lưới với các cơ quan cung cấp dịch vụ phòng chống HIV/AIDS ở địa phương; có những trao đổi, phản ánh ý kiến của khác quan các cuộc họp giao ban của Ban quản lý dự án với Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh, thành phố hay qua các cuộc họp hàng năm với các tổ chức phụ nữ, công an, y tế… Ngoài ra một số ý kiến khách hàng cũng được các tiếp cận viên phản ánh trực tiếp với bác sỹ cung cấp dịch vụ.
Tuy nhiên, theo Thạc sỹ Ngô Lệ Thu – đại điện nhóm tư vấn xây dựng bộ công cụ và quy trình giám sát dựa vào cộng đồng, hiện nay vẫn chưa có các quy định, hướng dẫn giám sát dựa vào cộng đồng đối với dịch vụ HIV/AIDS; việc giám sát còn tùy thuộc và từng địa phương, dự án. Ngoài ra việc chưa có hướng dẫn khung giám sát cũng như nguồn lực để tiến hành, người thực hiện, chu kỳ công cụ giám sát đã ảnh hưởng đến tính bền vững của hoạt động giám sát dựa vào cộng đồng.
Dịch vụ phòng chống HIV/AIDS là dịch vụ rất chuyên nghiệp và đặc biệt. Tất cả các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS đều thuộc hệ thống dịch vụ công và chịu sự kiểm tra, giám sát theo các quy trình của Bộ Y tế; thực tế công tác theo dõi, đánh giá chất lượng đã được triển khai thực hiện từ năm 2003 tại các Phòng khám ARV bằng sử dụng phần mềm HIV/AIDS QUAL theo hướng dẫn của Cục Phòng, chống HIV/AIDS tập trung vào 10 chỉ số chuyên môn. Tuy nhiên, việc theo dõi chất lượng dịch vụ từ phía khách hàng hầu như chưa được thực hiện các dịch vụ ARV ngoại trú. Trong khi hiện tại sự phản ánh về chất lượng dịch vụ HIV/AIDS đã có nhưng còn trong phạm vi các dịch vụ có sự hỗ trợ của dự án; việc phản ánh còn tự phát, chưa được ghi chép báo cáo bằng văn bản. Do vậy, việc xây dựng bộ công cụ và quy trình giám sát dựa vào cộng đồng là điều cần thiết.
Cải thiện, tăng sự hài lòng của người sử dụng dịch vụ
Khách hàng sử dụng dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS là nhóm có số lượng không nhiều so với dân số ở cộng đồng; phân bổ không đều trong cộng đồng và có rất nhiều người không sử dụng dịch vụ ở cộng đồng nơi mình sinh sống mà sử dụng dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS ở cộng đồng gần đó; đặc biệt, thạc sỹ Đinh Thị Thanh Hoa – đại điện nhóm tư vấn xây dựng bộ công cụ và quy trình giám sát dựa vào cộng đồng cho biết, người sử dụng dịch vụ methadone thường có trạng thái thần kinh không thăng bằng không tỉnh táo, đây cũng là một thách thức nếu khảo sát lấy ý kiến của những khách hàng trong tình trạng này.
Theo đó, việc xây dựng mô hình giám sát dựa vào cộng đồng dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS nhằm góp phần cải thiện dịch vụ, tăng hài lòng của người sử dụng dịch vụ đặc biệt là về điều trị và dự phòng HIV/AIDS. Với 3 chỉ số giám sát là tính sẵn có của các dịch vụ như thể hiện sự sẵn sàng của nhân viên nhằm cung cấp dịch vụ kịp thời cho khách hàng bao gồm địa điểm, thời gian, phục vụ… Hai là tính dễ tiếp cận của dịch vụ gồm các yếu tố như vị trí của dịch vụ, thời gian có phù hợp với thời gian của khách hnàg, thời gian chờ đợi trả kết quả, hoặc thời gian sử dụng dịch vụ, chi phí dịch vụ, thủ tục hành chính, cơ sở vật chất… Ba là chất lượng các dịch vụ y tế như kỹ năng trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thái độ phục vụ, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, cơ chế phản hồi thông tin cho khách hàng, dịch vụ đối xử bình đẳng, công bằng với các khách hàng. Trong đó giám sát 3 dịch vụ phòng chống HIV/AIDS chính là dịch vụ điều trị ARV, dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện và dịch vụ methadone. Quy trình giám sát sẽ được thực hiện từ thu thập số liệu, xử lý số liệu và báo cáo, sau đó là họp giao ban thảo luận kết quả giám sát
Thạc sỹ Đinh Thị Thanh Hoa cũng cho biết, hiện nay các CBO đã thực hiện một số hoạt động giám sát nhưng chưa thường xuyên và mới chỉ là những hoạt động kết hợp công tác giám sát của dự án; đây chưa thực sự là giám sát dựa vào cộng đồng đối với các hoạt động của dịch vụ y tế; hầu hết các tiếp cận viên chưa được đào tạo về giám sát. Điều này cũng đặt ra nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực cho công tác giám sát, các CBO cần được tăng cường năng lực vì việc giám sát không chỉ là quá trình thu thập thông tin mà còn là tổng hợp kết quả, gửi kết quả và tiếp nhận, phản hồi kết quả phía cung cấp dịch vụ; tiếp nhận viên cần phải hiểu rõ và sử dụng Bộ công cụ giám sát để thực hiện công tác giám sát theo hướng dẫn thực hiện.
▪ 4 vấn đề chính tại Diễn đàn Trẻ em ASEAN lần thứ 4 (22/06/2016)
▪ Cải thiện hệ thống thông tin phòng, chống HIV/AIDS (21/06/2016)
▪ Thế giới ngầm “mại dâm… đa cấp”: Những đường dây đa cấp thời công nghệ số (20/06/2016)
▪ Hải Phòng: Phấn đấu 100% cơ sở điều trị HIV/AIDS thực hiện khám, chữa bệnh BHYT (18/06/2016)
▪ Chính sách kiểm soát ma túy: truyền thống và những xu hướng mới (17/06/2016)
▪ Chúng ta đang bị ô nhiễm ánh sáng (16/06/2016)
▪ Thế giới ngầm “mại dâm… đa cấp”: Tiết lộ của gái bán dâm từng xuất ngoại (16/06/2016)
▪ Tập trung thu hẹp khoảng trống dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS (14/06/2016)
▪ Các nước cam kết tăng gần gấp đôi số người được điều trị AIDS (13/06/2016)
▪ Tăng cường đầu tư toàn cầu để kết thúc dịch AIDS (13/06/2016)