![]() |
Rèn luyện sức khỏe cho người cai nghiện- Ảnh internet
Kinh phí thuốc cắt cơn, phục hồi sức khỏe và ăn uống, sinh hoạt hàng ngày do các học viên hoặc gia đình chịu trách nhiệm. Nhà nước hỗ trợ các chi phí cần thiết còn lại, kể cả tiền lương cán bộ, nhân viên Trung tâm và khấu hao cơ sở vật chất cùng số tiền điện, nước không nhỏ cho sinh hoạt hàng ngày của các học viên.
Công tác cai nghiện tại gia đình, cộng đồng ở nhiều địa phương đã được các cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện. Tuy nhiên số người nghiện được cai hàng năm, cả đi cai bắt buộc và cai tự nguyện mới chiếm khoảng 20-25% tổng số người nghiện có hồ sơ quản lý.
Hiện nay, cả nước có 142 cơ sở cai nghiện ma túy, trong đó: 82 cơ sở cai nghiện ma túy đa chức năng (gồm cả chức năng cai nghiện bắt buộc), 41 cơ sở cơ sở điều trị nghiện ma túy tự nguyện do ngành Lao động-Thương binh và Xã hội quản lý và 19 cơ sở cai nghiện do tư nhân thành lập. Tổng công suất vào khoảng 50.000-60.000 người nhưng hầu như các Trung tâm hiện nay chỉ đạt tỷ lệ sử dụng công suất từ 20-30%. Nhiều Trung tâm hiện nay rơi vào tình trạng có số cán bộ bằng, hoặc thậm chí nhiều hơn cả số học viên cai nghiện.
Hiện trạng trên đây một phần do khó khăn, phức tạp khi chuyển từ quy định đưa người nghiện đi cai bằng quyết định hành chính lâu nay của Ủy ban nhân dân cấp huyện sang quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện theo Luật Xử lý vi phạm hành chính mới được ban hành.
Mặt khác nhiều nơi thủ tục nhận người đi cai tự nguyện ở các Trung tâm cai nghiện còn nhiêu khê, rườm rà cũng không khích lệ người nghiện đi cai tự nguyện. Các cơ sở cai nghiện tư nhân còn ít ỏi và có quy mô nhỏ bé trong khi người nghiện có nguyện vọng đi cai nghiện tại các cơ sở không phải của Nhà nước khá cao.
Thực tế một số cơ sở tư nhân chủ yếu mang tính kinh doanh nên chỉ nặng về cắt cơn giải độc 10 ngày, nửa tháng là kết thúc quy trình gọi là cai nghiện nên không có hiệu quả.
Về điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng Methadone, hiện có 55/63 tỉnh, thành phố triển khai điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone, với 220 cơ sở, tăng 87 cơ sở so với cuối năm 2014.
Số người hiện đang điều trị bằng liệu pháp Methadone đạt trên 40.000 người nhưng sắp tới khi chúng ta không còn nguồn tài trợ của Quốc tế về chương trình này thì việc duy trì hoạt động lâu dài của các cơ sở Methadone sẽ là bài toán phức tạp cần được tính toán kỹ.
Để đẩy mạnh công tác cai nghiện trong thời gian tới, một giải pháp rất quan trọng là cần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi công năng các Trung tâm cai nghiện tập trung hiện nay sang dạng đa năng, không chỉ bó hẹp trong nhiệm vụ chỉ cai bắt buộc như lâu nay, nhất là đối với các tỉnh còn nghèo và số người nghiện không nhiều. Hoạt động của Trung tâm cần theo hình thức “mở” tương tự như các bệnh viện nhận bệnh nhân vào chữa trị với môi trường thân thiện, hấp dẫn, tận tình và chu đáo.
Đồng thời tăng cường tính tự chủ và tự hạch toán của các Trung tâm để đỡ phần nào gánh nặng kinh phí Nhà nước trong hoạt động các Trung tâm. Khuyến khích người nghiện đi cai tự nguyện cả ở các cơ sở tư nhân và Trung tâm nhà nước cũng như cai tại gia đình, cộng đồng. Với các cơ sở cai nghiện tư nhân, cần nghiên cứu chuyển từ phương thức cấp Giấy phép hoạt động cai nghiện như hiện nay sang hình thức cấp Đăng ký cơ sở cai nghiện khi đủ các điều kiện theo quy định và giao các địa phương chịu trách nhiệm quản lý.
Ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, nên chăng xem xét áp dụng mô hình các cơ sở, Trung tâm cai nghiện liên xã, liên huyện như các tỉnh Tuyên Quang, Sơn La, Lao Cai, Thái Nguyên vẫn làm lâu nay.
Cần có các chính sách hỗ trợ hoạt động cai nghiện tại gia đình và cộng đồng cho cả người cai nghiện và cả gia đình, cộng đồng khi tham gia hoạt động này. Hiện nay các chế độ và kinh phí cho công tác cai nghiện tại cộng đồng còn rất hạn chế, mới chỉ đáp ứng một phần cho giai đoạn cắt cơn, giải độc; các chế độ hỗ trợ cho người cai nghiện về tiền thuốc, chi phí học nghề, tư vấn, tạo việc làm cỏn rất hạn hẹp, thường chỉ áp dụng cho gia đình chính sách, người có công, hộ nghèo nên hầu như rất ít người được trợ giúp; các địa phương chưa thực sự quan tâm chỉ đạo, quản lý và hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các câu lạc bộ hoặc nhóm tự lực sau cai.
▪ 1/3 số MSM đồng nhiễm HIV/HCV có HCV trong tinh dịch (24/06/2016)
▪ HIV đe dọa cộng đồng người đồng tính và chuyển giới (23/06/2016)
▪ Giám sát dựa vào cộng đồng nhằm cải tiến chất lượng dịch vụ (22/06/2016)
▪ 4 vấn đề chính tại Diễn đàn Trẻ em ASEAN lần thứ 4 (22/06/2016)
▪ Cải thiện hệ thống thông tin phòng, chống HIV/AIDS (21/06/2016)
▪ Thế giới ngầm “mại dâm… đa cấp”: Những đường dây đa cấp thời công nghệ số (20/06/2016)
▪ Hải Phòng: Phấn đấu 100% cơ sở điều trị HIV/AIDS thực hiện khám, chữa bệnh BHYT (18/06/2016)
▪ Chính sách kiểm soát ma túy: truyền thống và những xu hướng mới (17/06/2016)
▪ Chúng ta đang bị ô nhiễm ánh sáng (16/06/2016)
▪ Thế giới ngầm “mại dâm… đa cấp”: Tiết lộ của gái bán dâm từng xuất ngoại (16/06/2016)