![]() |
Đại biểu nêu câu hỏi trong phiên chất vấn. (TTXVN)) |
Kỳ họp kéo dài 35 ngày. 2 ngày rưỡi chất vấn và trả lời chất vấn chỉ dành cho tranh luận trực tiếp, bộ trưởng không đọc phần trả lời bằng văn bản tại hội trường. Chính phủ sẽ có báo cáo riêng về tình hình đình công, lãn công thời gian qua.
Đó là nội dung chính được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An chốt lại tại buổi thảo luận sáng nay của Ủy ban thường vụ về chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 11.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Ngọc Thanh nêu vấn đề, rất nhiều ý kiến đề nghị cần cải tiến hơn nữa phiên chất vấn và trả lời chất vấn, trong đó đòi hỏi đại biểu chất vấn và người trả lời phải đầu tư thực sự để tăng chất lượng câu hỏi và câu trả lời, khi hỏi và trả lời cần nghiêm túc, khẩn trương hơn. Ông Thanh cũng đề nghị nên quy định thời gian cho việc đặt câu hỏi để đại biểu chuẩn bị trước, tránh diễn giải dài dòng.
Về hình thức thảo luận dự án luật, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội tiếp tục duy trì việc phân chia thành 2 hội trường. Việc truyền hình trực tiếp sẽ chỉ thực hiện vào phiên khai mạc, bế mạc, 2 ngày rưỡi chất vấn và 3 ngày thảo luận về kế hoạch sử dụng đất, báo cáo chuyên đề về giáo dục.
Về nội dung kỳ họp, ngoài việc thảo luận và thông qua 11 dự luật cùng 1 nghị quyết, cho ý kiến về 12 dự luật, Quốc hội sẽ xem xét việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Luật đất đai; báo cáo chuyên đề về tình hình giáo dục. Quốc hội cũng nghe 2 báo cáo giám sát về việc thực hiện pháp luật về dân số, người cao tuổi và người tàn tật; thực hiện Pháp lệnh dân quân tự vệ và Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên. Trước tình hình đình công tăng đột biến, Chủ tịch An đề nghị Chính phủ đưa thêm phần báo cáo về đình công với lý do: "Quốc hội không thể lặng im về vấn đề bức xúc này".
Một vấn đề còn chưa thống nhất là có hay không việc bố trí thời gian để Chính phủ báo cáo, đại biểu thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng qua. Trước đó, tháng 4/2005, Thủ tướng đã đề nghị không bố trí thảo luận vấn đề này trong kỳ họp giữa năm và đã được Quốc hội chấp nhận tại kỳ họp thứ 7.
Ở kỳ họp thứ 9, do thời gian xây dựng pháp luật sẽ được rút ngắn, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Ngọc Thanh cho rằng nên thảo luận ở hội trường về tình hình kinh tế - xã hội. Vì quý 4/2005 và 3 tháng đầu năm 2006 có nhiều vấn đề cử tri quan tâm như: giá cả hàng hóa, chống tham nhũng, việc chuẩn bị gia nhập WTO, đặc biệt là việc triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 10.
Đồng tình với ý kiến này, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn Yểu cho rằng nên dành thời gian để nghe Chính phủ báo cáo và Ủy ban Kinh tế và Ngân sách trình bày báo cáo thẩm tra. Tuy nhiên, Chủ tịch Nguyễn Văn An chốt: "Cần tôn trọng ý kiến của Thủ tướng, kỳ họp giữa năm chỉ tập trung vào làm luật"
Nội dung kỳ họp thứ 9 Thông qua dự án luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8: 1- Luật điện ảnh 4 dự án luật và 1 dự thảo nghị quyết trình Quốc hội xem xét, thông qua gồm: 1- Luật tiêu chuẩn hóa 12 dự án luật trình Quốc hội cho ý kiến gồm: 1- Luật đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài |
Như Trang
▪ 125 mặt hàng thuốc được đề nghị tăng giá (28/03/2006)
▪ Còn nhiều vướng mắc (28/03/2006)
▪ Hội nghị quốc tế nạn nhân chất độc da cam khai mạc tại Hà Nội (28/03/2006)
▪ Ý thức pháp luật từ việc nhỏ (28/03/2006)
▪ Thông xe cầu vượt Ngã Tư Sở vào ngày 19.5 (28/03/2006)
▪ Tiết kiệm điện: Người tiêu dùng vẫn đứng ngoài! (28/03/2006)
▪ Đời sống văn hoá: Sân chơi cho các nữ doanh nhân (28/03/2006)
▪ Cả hai hầm chui cầu Văn Thánh 2 đều lún (28/03/2006)
▪ Thuật phong thuỷ trong không gian nhà bếp (28/03/2006)
▪ Phái đẹp thích hôn hơn sex (28/03/2006)